Xôi ngũ sắc có màu bắt mắt,áchlàmxôingũsắccúngrằmthángGiêngđơngiảnngaytạinhàxem tỷ số hôm nay sắc màu tượng trưng cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. |
Các nguyên liệu để làm 3 đĩa xôi ngũ sắc như sau:
2 cân gạo nếp
2 bó lá cẩm
2 bó lá dứa ( lá gừng)
Gấc nhiều thịt 1 quả
Nghệ tươi khoảng 3 củ to
Rượu trắng 1 chén
Muối ăn 6 thìa
Nước cốt dừa
Đường khoảng 4 thìa
Bước 1: Chọn gạo thổi xôi
Gạo để đồ xôi là gạo nếp Tú Lệ (còn gọi là nếp Tan Lả - theo tiếng của người Thái). Loại gạo nếp đặc sản vừa thơm, vừa dẻo, nổi tiếng nhất vùng thung lũng lòng chảo Mường Lò (Yên Bái).
Chọn gạo nếp hạt mẩy, trắng, thơm sẽ cho ra món xôi cực ngon |
Tuy nhiên, nếu không mua được gạo nếp Tú Lệ, bạn có thể mua gạo nếp nương thường cũng cho xôi ngon không kém đâu nhé.
Bước 2: Tạo màu cho gạo
Để làm nên món xôi ngũ sắc ngon nhất, công đoạn tạo màu cũng rất quan trọng. Ngoài màu trắng là màu tự nhiên của gạo, những màu xanh, đỏ, tím, vàng đều được làm từ củ, lá cây.
Cách tạo màu xôi cũng cực kỳ đơn giản, nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và dễ tìm. |
Dưới đây là cách nhuộm màu đơn giản nhất giúp các bà nội trợ có thể dễ dàng thực hiện món xôi này:
Màu đỏ - Màu của gấc chín: Gạo nếp sau khi ngâm khoảng 6-7 tiếng, bạn xả lại với nước để ráo. Gấc đem bổ đôi, vét hạt ra bát, cho thêm một thìa nhỏ rượu trắng, một chút muối rồi trộn đều. Sau đó, bạn đem trộn đều gấc và gạo với nhau.
Màu vàng được làm từ củ nghệ: Làm món xôi vàng chỉ cần lấy củ nghệ già, giã nhỏ pha với nước ngâm gạo rồi đồ xôi là được. Nếu bạn không thích mùi hắc của nghệ, có thể nhuộm xôi vàng bằng dành dành, màu cũng rất đẹp.
Màu xanh là từ lá dứa hoặc lá gừng: Lá dứa đem rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó cho vào máy xay sinh tố và thêm một chút nước vào, xay nhuyễn ra. Tiếp tục sử dụng rây lọc để tách hỗn hợp nước lá dứa vừa xay xong và bỏ bã đi. Khi đã có nước màu, gạo nếp được cho vào ngâm khoảng 10 tiếng rồi vớt ra để ráo nước.
Nhuộm xôi tím từ lá cẩm: Luộc kĩ lá cẩm với nước có pha chút muối và gạn lấy nước màu tím. Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 10 tiếng với nước lá cẩm (có thể ngâm qua đêm). Sau khi ngâm xong thì không xả lại nước nữa.
Một mẹo nhỏ giúp món xôi thơm ngon hơn là nên sử dụng nước cốt dừa để ngâm gạo. Xôi được nấu từ gạo có ngâm cốt dừa thường dẻo bùi hơn xôi bình thường.
Bước 3: Thổi xôi
Gạo sau khi được vớt ra để ráo nước, bạn tiến hành đồ xôi. Bạn có thể đồ xôi theo từng màu một hoặc nếu có nồi hấp xôi đủ lớn thì có thể chia ra để xôi 5 màu cùng một lúc.
Để đảm bảo độ dẻo bạn nên chú ý nhiệt độ sao cho phù hợp. Thay vì trộn nước cốt dừa thì bạn nên sử dụng nước dừa tươi để hấp xôi. |
Bước 4: Trang trí xôi ngũ sắc
Khi nấu xong, bạn bày thành đĩa xôi năm màu: trắng, xanh, vàng, đỏ, tím cẩm trông tựa như bông hoa năm cánh đang khoe sắc.
Chỉ cần bày biện đơn giản là đã có món xôi cho mâm lễ cúng rằm tháng Giêng thêm sắc màu bắt mắt. |
Cách làm món xôi ngũ sắc của người Thái cũng đâu quá khó. Chỉ cần chịu khó một chút áp dụng công thức nấu xôi đơn giản này là bạn đã hoàn thành một món xôi ngũ sắc đúng chuẩn.
Với quan niệm “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vào ngày này, các gia đình Việt thường thành kính làm mâm cơm cúng gia tiên. Dưới đây là gợi ý mâm cỗ chay và mâm cỗ mặn, độc giả có thể tham khảo.
顶: 776踩: 754
评论专区