1. Khả năng phục hồi (Ảnh: Southern Living). Tiến sĩ Neha Chaudhary,àihọcchamẹnêndạycontrongthờikỳđạidịkqbd thổ nhĩ kỳ bác sĩ tâm thần Trẻ em và Trẻ vị thành niên của Bệnh viện đa khoa Massachusetts và giảng viên tại Trường Đại học Y Harvard cho biết đây là thời gian lý tưởng để dạy trẻ em về cách tự phục hồi và thích nghi trong thời điểm khó khăn. Ông cũng khuyên cha mẹ nên là thể hiện bằng hành động chứ không phải chỉ là lời nói về cách họ vượt qua thời điểm hiện tại như thế nào để giúp trẻ học hỏi và phát triển. Cha mẹ cần biết cách quản lý cảm xúc và lo lắng thay vì đắm mình trong đó. Nếu cha mẹ cho thấy hình mẫu về khả năng thích nghi và đối mặt với căng thẳng, bọn trẻ sẽ thấy được ý nghĩa tích cực của việc sống kiên cường và không đầu hàng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 2. Đối diện với sự ra đi của người thân (Ảnh: Baystateparent). Nói về cái chết, đặc biệt là cái chết của người thân trong gia đình hoặc bạn bè không bao giờ là dễ dàng. Yael Dvir, MD, phó chủ tịch kiêm giám đốc Khoa Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên của Trung tâm Y tế UMass Memorial và Trường Đại học Y Massachusetts nói khuyên cha mẹ nên cho phép con nói về nỗi sợ hãi mà chúng đang có và những cảm giác con trẻ gặp phải khi chứng kiến sự ra đi của người thân để có những chia sẻ kịp thời với con. Ông cũng khuyên cuộc nói chuyện nên thẳng thắn và trung thực. Nếu có một câu hỏi nào mà cha mẹ không biết hoặc chưa có câu trả lời có thể nói với con rằng bạn không biết hoặc khuyến khích con nghĩ xem câu trả lời có thể là gì. 3. Nuôi dưỡng lòng biết ơn (Ảnh: CNBC). Cha mẹ nên dạy cho con hiểu giữa những khó khăn của đại dịch, vẫn còn rất nhiều lý do để biết ơn. Theo tiến sĩ Chaudhary, nuôi dưỡng lòng biết ơn có thể có thể giúp mang lại tâm trạng hạnh phúc và sức khỏe tinh thần. Cha mẹ có thể cùng con cái thực hành lòng biết ơn mỗi ngày trước giờ ăn tối hoặc khi đi ngủ để giúp tăng tính gắn kết trong gia đình. 4. Tài chính (Ảnh: Insider). Tiến sĩ Arnaa Alcon, Trưởng khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Bridgewater State bày tỏ quan điểm, đại dịch cũng là thời điểm lý tưởng dạy trẻ em về tài chính cá nhân. Cha mẹ có thể trao đổi với con cái về các khó khăn tài chính mà rất nhiều gia đình đang phải đối mặt như mất việc làm, giảm thu nhập, tình hình tài chính không ổn định. Bọn trẻ có thể đặt ra các câu hỏi từ đó cha mẹ dạy cho trẻ về tầm quan trọng của tự chủ tài chính cá nhân và cách vươn lên trong hoàn cảnh tài chính hạn chế. 5. Làm tốt nhất trong hoàn cảnh khó khăn (Ảnh: Europa). Khả năng phục hồi, duy trì lòng biết ơn và học cách vươn lên với nguồn tài chính ít ỏi đều là một phần của bài học lớn về cách tận dụng những niềm vui ít ỏi trong thời điểm khó khăn. Chaudhary nói: "Đây là thời điểm hiếm hoi khi các thành viên của gia đình được ở bên nhau trong thời gian dài đến thế. Cha mẹ nên dạy con nhìn vào những điều tích cực nhỏ bé, học cách xây dựng mối quan hệ ấm cúng trong gia đình, hiểu thêm về nhau và cách tìm kiếm niềm vui trong điều kiện khó khăn. Các hoạt động cùng nhau giữa các thành viên trong gia đình sẽ tăng cường sự gắn bó và kết nối - điều rất cần thiết giữa rất nhiều căng thẳng đang diễn ra bên ngoài cánh cửa". Theo Dân Trí Đây là một câu hỏi nhận về nhiều ý kiến trái chiều trên một diễn đàn mạng xã hội, chỉ trong vòng 13 giờ, bài viết đã nhận về 12 nghìn lượt thích và hàng nghìn bình luận bày tỏ quan điểm đa chiều.Bố mẹ ly hôn thì tỷ lệ con tan vỡ trong hôn nhân càng cao?