- Bỏ Đại học Giao thông vận tải,ộcchạytrốnvìnghệthuậbòngdanetsẵn sàng hứng chịu hình phạt từ sự giận dữ của gia đình, từ lời dọa “từ mặt” củabố, Vũ Tuyên sang Bát Tràng làm thợ nặn tượng, vẽ trên gốm cho các chủ làng nghề.
Họa sĩ Vũ Tuyên
Khước từ “con đường trải thảm đỏ”
Sinh năm 1977 tại Hà Nội, VũTuyên (đã có cả một tuổi thơ đầy ắp những kỷ niệm ngọt ngào mà sau này chúng cứneo vào từng nét cọ, mảng màu của người họa sỹ như không thể khác. Anh nói: “Tôinhớ những ngày được về Thường Tín ở với bà nội. Tôi nhớ dáng đi còng còng của bà,nhớ cổng làng cũ kĩ trầm mặc như khắc tạc vào dáng quê ở đó tự nghìn năm, nhớnỗi sợ tuổi thơ tôi trước hình ảnh con ngan sùi mào đi lạch bạch khắp sân tìmthứ gì đó để mổ… Tôi nhớ lắm những ảnh hình bình dị của làng mạc, thôn quê, cáiđang dần bị chìm khuất đi bởi cuộc sống đô thị”.
Thích vẽ và làm thơ từ nhỏ, cậu bé Vũ Tuyên đã có quãng ngày sôi động trên ghếnhà trường với những dịp làm bích báo, những cuộc vui thể hiện tài vẽ trước bạnbè. Tốt nghiệp cấp 3, Vũ Tuyên thi đậu vào Đại học Giao thông vận tải trong niềmtự hào của bố mẹ cùng những dự định cho “con đường được trải thảm đỏ” sau này,như lời anh nói. Nhưng rồi, học được 2 năm, Vũ Tuyên cảm thấy không thể tiếp tụcđi con đường ấy được nữa, con đường chính bố mẹ chứ không phải anh chọn lựa. Anhnhận thấy một mối ràng buộc không thể khác được với nghệ thuật, nơi anh có thểbộc bạch tâm hồn, cá tính và tài năng của mình bởi một thôi thúc mạnh mẽ trongchính con người anh.
Khát vọng được vẽ, được đến vớihội họa đã khiến anh đủ can đảm khước từ “con đường trải thảm đỏ” mà bố mẹ đãvạch sẵn. Bỏ học, sẵn sàng hứng chịu hình phạt từ sự giận dữ của gia đình, từlời dọa “từ mặt” của người bố thân yêu, Vũ Tuyên tự khẳng định sự độc lập củamình bằng cách sang Bát Tràng làm thợ nặn tượng, vẽ trên gốm cho các chủ làngnghề. Đây cũng là thời gian anh học được nhiều từ cuộc sống cũng như từ côngviệc thủ công ít nhiều dính dáng tới nghệ thuật.
Rồi anh còn có một thời gian họcsơn mài ở Duyên Thái, Thường Tín. Ở đây, anh được tiếp xúc với các nghệ nhân,với cách làm vóc, gắn dán chất liệu màu, mài và đánh bóng tranh… Nỗi đam mê hộihọa ngày càng trở nên rõ nét trong Vũ Tuyên. Đến tận bây giờ, anh vẫn nói vớimột niềm tin vững chắc: “Tôi chưa từng hối tiếc về việc bỏ học ở trường Đại họcGiao thông vận tải. Tôi nghĩ, mỗi một việc trên đời đều có nhân duyên”.
Cuộc chạy trốn thứ hai
Tác phẩm "Giác ngộ"
Năm 1999, Vũ Tuyên thi đỗ vàoKhoa Hội họa của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Đến năm 2002 anh ra trường,được nhận về dạy vẽ tại trường Tiểu học và Trung học Yên Mỹ. Năm 2005, nhận lờimời của Phòng Giáo dục Quận Hoàng Mai, anh về dạy vẽ tại trường Tiểu học Đền Lừ.Công việc dạy học cũng mang đến nhiều niềm vui, nhưng rồi một lần nữa, Vũ Tuyênlại cảm thấy không phù hợp. Con người nghệ sỹ trong anh không muốn sống trongmột môi trường có tính chất mô phạm như thế mà muốn quẫy đạp ở một nơi rộng lớnhơn, tự do hơn. Và một lần nữa, anh bỏ đi.
Vũ Tuyên đã rời bỏ căn phòng im ắng nghiêm nghị mà ở đó anh là một giáo viên hếtngày này sang ngày nọ vẽ đi vẽ lại một hình ảnh, nắn nót từng nét bút, tỉ mỉ vàkiên nhẫn với từng nét vẽ nguệch ngoạc của học trò. Vũ Tuyên đã rời bỏ cánh cổngmà khi bước vào đó, anh được các học sinh kính cẩn chào hỏi, được các bạn đồngnghiệp bắt tay quý mến, thân tình. Nơi đó tốt nhưng có vẻ như không dành cho anh.Vũ Tuyên tìm đến một căn phòng khác, một cánh cổng khác, ở đó có thể anh phảiđối mặt với vô vàn chông gai của cuộc đời nhưng ngược lại, anh có thểthăng hoa để sống đến tận cùng các cảm xúc và thỏa mãn cá tính sáng tạo của mình.
Song không thể ngay lập tức đạt được mọi điều mơ ước, Vũ Tuyên chấp nhận thựchiện từng bước một, mà việc đầu tiên là mở một xưởng làm phù điêu, vẽ tranh. Anhphải tạm thời chấp nhận những mâu thuẫn không tránh khỏi giữa việc kinh doanh vàlàm nghệ thuật, giữa nhu cầu của khách hàng và bản lĩnh người nghệ sĩ đến quyếtđịnh cho một cuộc dấn thân.
Năm 2013 là thời điểm Vũ Tuyên chính thức bấm nút khởi động cho mình trên conđường hội họa. Anh dành nhiều thời gian trong ngày để vẽ và gắng giữ cho tâm ởtrong trạng thái thanh tịnh để có thể khởi phát rồi bừng cháy cùng nghệ thuật.Dường như đã bị kìm nén quá lâu, giờ đây cảm xúc đến lúc phải được thắp sángtrên ngọn hải đăng mà anh đã tìm ra cho mình như một lẽ sống duy nhất. Cảm xúcùa về, đeo bám và đổ tràn xuống cơ thể, tâm hồn anhkhi vẽ.
Nghệ thuật của kẻ điên
Bức "Sum vầy"
“Nghệ thuật đôi khi là của kẻsay, kẻ điên”, anh nói vậy để ám chỉ rằng anh đã thực sự say, thực sự điên khicầm cọ. Lúc vẽ, Vũ Tuyên thường nghe nhạc giao hưởng. Những bản nhạc của Mozart,Beethoven giúp anh quên đi tất thảy mọi thứ xung quanh để chỉ còn sống với nghệthuật. Những nét vẽ trở nên thoáng hoạt, những hình khối trở nên sinh động,những sắc màu trở nên biến ảo.
Vũ Tuyên tâm niệm lấy sự tự nhiên của màu sắc đểbắt đầu cho tất cả: cho tư duy nghệ thuật, cho ý tưởng, cho diễn đạt. Tranh củaanh thường được vẽ công phu, bởi anh muốn ở mỗi bức đều phải đi đến tận cùng cảmxúc, khai thác hết được khả năng biểu đạt của sắc màu, và phải hoàn hảo trongtừng chi tiết. Công phu vậy nhưng được vẽ rất nhanh. Vũ Tuyên vẽ hối hả nhưkhông thể dừng lại được giống một người đang thưởng thức mộtmón ngon cần phải ăn đến khi nào hết mới thôi.
Bởi vậy mà tranh của Vũ Tuyên tràn ngập những cảm xúc mạnh mẽ. Tuy nhiên, đókhông phải loại tranh được vẽ thần tốc với những xúc cảm thần tốc. Tranh VũTuyên thường tươi tắn, yên bình, ấm áp, hài hòa, sang trọng bởi ở đó anh biếttiết chế cảm xúc để nó không quá ứ đọng mà hòa quyện vào ý tưởng, vào bút pháp.Anh hướng đến cái đẹp của sự yên bình, cái đẹp của sự mơ màng, nhưng sự thể hiệnphải trên cái nền chuyển động.
Anh yêu vô cùng các sắc màu, và muốn thể hiện sựchuyển động tinh tế của chúng cùng với các hình khối như một quy luật tất yếucủa sự sống cũng như của nghệ thuật. Không câu nệ vào một trường phái nào, songcó thể thấy ở tranh của Vũ Tuyên một chút của trường phái biểu hiện, một chútcủa ấn tượng, và một chút của dã thú.
Trong tranh Vũ Tuyên có năng lượng của thiền định. “Tôi từng được những giấc mơmách bảo”, anh nói vậy khi được hỏi về Phật tính trong tác phẩm của mình. Khicảm thấy mệt mỏi hay không nhiều cảm xúc, Vũ Tuyên dừng lại để ngồi thiền. Anhchỉ vẽ khi biết chắc rằng tâm mình đang thanh tịnh, cảm xúc đang thôi thúc, bàntay đang khao khát thể hiện. Anh cho biết, toàn bộ quá trình vẽ một bức tranhđều rất tuyệt vời, nhưng hạnh phúc nhất là khi đặt nét vẽ cuối cùng để hoàn tất.
Sau triển lãm đầu tiên trong nhóm 5 người vào cuối năm 2013, đến tháng 5 năm2014, Vũ Tuyên lại có một triển lãm chung 2 người tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền,Hà Nội. Trong triển lãm “Cảm và mơ” này, Vũ Tuyên trình làng hơn ba chục bứctranh sơn dầu. Đây có thể coi là những món quà đầu tiên trong sự dấn thân củaanh vào làng hội họa. Khi triển lãm chưa kết thúc, Vũ Tuyên đã tỏ ra háo hức vớidự định về một triển lãm mới.
Anh cho biết sẽ nhanh chóng lấy lại năng lượng đểcó thể vẽ tiếp những nốt nhạc tràn sắc màu trong bản giao hưởng của đời mình.
Phạm Quỳnh An