Theáodụcđạihọcsiêulợinhuậnnhưngnhiềutrườngchưakhaitháket qua nanteso thông báo của Văn phòng Chính phủ ngày 31/7, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ GD-ĐT chủ trì hoàn thiện dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81 về học phí công lập, theo hướng không tăng học phí năm học 2023-2024.
Việc này khiến nhiều trường đại học lo lắng sẽ rơi vào thế khó vì không có kinh phí để tăng lương cho cán bộ giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất, học liệu…
Trước bài Toán này, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đã hiến kế cho các trường đại học, tìm các nguồn thu khác ngoài học phí. VietNamNet xin đăng tải bài viết của PGS.TS Dũng:
Theo kinh nghiệm của tôi nếu không được tăng học phí, cũng không sao vì so với trước kia, cơ sở vật chất các trường đại học đã tốt hơn, thu nhập của cán bộ viên chức, giảng viên đã tăng gấp ba trong vòng 10 năm nay. Vì vậy các trường phải chấp nhận tình trạng hiện tại giúp người dân và sinh viên bớt khổ trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Thử làm một phép tính đơn giản sẽ thấy rằng giáo dục đại học hiện nay là siêu lợi nhuận. Ví dụ, một trường đại học có khoảng 30.000 sinh viên, mức thu học phí trung bình 25 triệu đồng/năm. Như vậy mỗi năm nguồn thu từ học phí cộng với học phí học lại, lệ phí sẽ được khoảng 750 tỷ đồng.
Nguồn thu từ chi phí ăn ở, sinh hoạt của sinh viên còn cao hơn học phí rất nhiều. Trung bình ở TP.HCM, mỗi sinh viên sẽ phải tốn chi phí ăn ở khoảng 4-5 triệu đồng/tháng. Với khoảng 30.000 sinh viên, số tiền thu được từ các dịch vụ cung cấp cho sinh viên sẽ là 30.000 x 5 triệu x 10 tháng = 1.500 tỷ đồng, gấp đôi khoản thu từ học phí.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn thu này gần như không có trường nào khai thác mà chủ yếu người dân khu vực xung quanh trường đại học được hưởng lợi. Nếu tính thêm các dịch vụ khác như mua bán, sửa chữa xe máy, laptop, đồng phục, Internet, cà phê... con số có thể lên đến 2.000 tỷ đồng.
Như vậy, nếu tính cả tiền tài trợ từ doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học, kinh doanh mặt bằng, lãi ngân hàng… một trường đại học khoảng 30.000 sinh viên sẽ có doanh thu khoảng 2.900 tỷ đồng/năm nếu biết kinh doanh và không cần kinh phí hỗ trợ từ Nhà nước.
Với quy mô sinh viên như vậy, để trả lương cho cán bộ viên chức, giảng viên, tiền vượt giờ, làm ngoài giờ mỗi năm trường đại học sẽ chi 500 tỷ đồng cho con người, 400 tỷ đồng cho vận hành và đầu tư cơ sở vật chất cộng thêm 100 tỷ cho các chi phí khác như nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh viên, phong trào, cộng đồng… Trừ các chi phí, một trường đại học với quy mô như trên sẽ lãi ròng 1.900 tỷ, tức 65%.
Như vậy học phí dù không tăng trong 5 năm tiếp theo, các trường cũng không quá khó khăn. Về tiết kiệm chi, không ít trường ĐH hiện nay, lãnh đạo thường tuyển dụng người thân quen vào làm ở các phòng ban. Có trường tuyển đến 50 người/năm và chi phí về lương thưởng sẽ mất khoảng 10 tỷ /năm. Tuy nhiên công việc trong trường ĐH thường mang tính chất thời vụ và hoàn toàn có thể thuê sinh viên làm với chi phí xấp xỉ 2 tỷ/năm, như vậy tiết kiệm được 8 tỷ.
Nếu các trường đại học chỉ dựa vào học phí sẽ có nhiều hệ quả xấu. Học phí là mồ hôi nước mắt của người dân và cả sinh viên. Trường nào chỉ dựa vào học phí sẽ khiến học phí ở mức cao. Ngoài việc là rào cản cho các em học sinh vùng khó khăn, nó còn tác động lớn đến sự phát triển vùng miền do sai lệch trong phân bổ nhân lực.
Đa số các trường đại học top trên với học phí cao chỉ dành cho con của các gia đình có điều kiện ở thành phố lớn. Hậu quả là các vùng sâu vùng xa cần nhân lực chất lượng để phát triển sẽ không có. Học phí cao cũng dẫn đến chất lượng đầu vào thấp.
Chất lượng đào tạo cũng giảm vì sinh viên phải đi làm thêm ngoài giờ học. Với bẫy thu nhập trung bình MIT -Middle Income Trap, Việt Nam sẽ có tỷ lệ sinh thấp, khiến số lượng học sinh lớp 12 sẽ giảm dần nên số sinh viên vào đại học trong những năm tới sẽ giảm.
Cùng với sự xuất hiện AI, cơ hội việc làm sẽ ít đi khiến các trường đại học sẽ khó tuyển sinh trong tương lai gần. Vì vậy nếu lãnh đạo các trường ĐH không nhận thức được điều này, không năng động trong việc phát triển các nguồn thu khác mà chỉ dựa vào học phí sẽ rơi vào tình trạng suy thoái.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 6 cơ sở giáo dục đại học có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên nguồn thu các trường/đại học chỉ dựa vào học phí và ngân sách cho giáo dục còn hạn chế. Nguồn thu lệ thuộc vào học phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn sẽ khiến việc tuyển sinh gặp nhiều thách thức. Thực tế này cũng trái ngược với bức tranh nguồn thu rất đa dạng ở các nước có nền giáo dục đại học phát triển. 顶: 32踩: 182
评论专区