Trần Vương Thế Vinh (1994) hiện là tiến sĩ,àngtrailấybằngtiếnsĩởtuổichọnvềViệtNamlàmviệctrongngàty so bong da dem qua bác sĩ trẻ ở lĩnh vực tế bào gốc tại Việt Nam. Anh từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Đại học Sheffield (Anh) và tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Seoul (Hàn Quốc). Giữa nhiều ngã rẽ, ở tuổi 29, Vinh quyết định quay trở về với mong muốn ứng dụng tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ mỡ tự thân để điều trị các vấn đề về thẩm mỹ, da liễu và nội khoa.
Nung nấu ước mơ trở thành bác sĩ từ khi học Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TPHCM, sau tốt nghiệp, Thế Vinh thi vào ngành Y khoa của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Trong thời gian đi viện và làm thêm tại phòng khám, Vinh tiếp xúc với nhiều ca phẫu thuật liên quan đến cấy ghép mỡ. Thời điểm đó, thuật ngữ “tế bào gốc” rất thịnh hành. Tuy nhiên trên giảng đường, nam sinh không tìm được môn học nào dạy kiến thức liên quan. Tò mò và khó tin về hiệu quả thực tế của liệu pháp này, Vinh quyết tâm tìm hiểu sâu về tế bào gốc và y học tái tạo. Dẫu vậy, sau khi tự đọc nhiều tài liệu trên Internet, anh vẫn chưa hiểu rõ và chưa thể kiểm chứng thông tin nên cảm thấy bức bối.
Cuối năm thứ 5, khi đa số sinh viên Y khoa tập trung thi bác sĩ nội trú, Vinh quyết định sẽ tới một quốc gia mạnh về lĩnh vực tế bào gốc để tiếp cận kiến thức đầy đủ hơn, dù bản thân chưa hiểu rõ các khái niệm hay tương lai của ngành này sẽ ra sao.
Vinh dồn toàn bộ năm cuối nghiên cứu lĩnh vực và ôn luyện IELTS, đích đến là các nước châu Âu như Ý, Pháp, Đức, Anh... Tuy nhiên, nhiều trường tại châu Âu không công nhận bằng bác sĩ y khoa của Việt Nam, trong khi một số trường lại yêu cầu ứng viên có trên 1 năm kinh nghiệm trong các cơ sở y tế. Cuối cùng, Vinh được hai trường chấp thuận. 9X lựa chọn học bậc thạc sĩ về Tế bào gốc và Y học tái học tại Đại học Sheffield.
Năm 2019, trong lúc chờ bay sang Anh du học, Vinh làm trợ giảng tại Khoa Y (nay là Trường ĐH Khoa học Sức khỏe), ĐH Quốc gia TPHCM, giảng dạy bộ môn Giải phẫu.
Trong một năm học thạc sĩ, được các thầy cô “truyền lửa”, Vinh đã xây dựng nền móng kiến thức vững chắc nhưng vẫn cảm thấy “chưa thỏa” vì chưa được ứng dụng nhiều.
Vì thế, trong những tháng cuối theo học thạc sĩ, Vinh chuẩn bị đề cương nghiên cứu ứng dụng lâm sàng tế bào gốc trung mô từ mô mỡ trong thẩm mỹ, da liễu cho bậc học tiến sĩ. Nhờ đề cương này, Vinh được vào làm nghiên cứu sinh tại Đại học Quốc gia Seoul trước khi nhận bằng thạc sĩ.
9X cho hay, điều anh lo lắng nhất khi đến Hàn là hướng nghiên cứu của các giáo sư có thể không phù hợp với mục tiêu của bản thân. May mắn, hướng nghiên cứu của giáo sư đúng như những gì Vinh mong muốn đào sâu. Như cá gặp nước, dưới sự hướng dẫn của thầy, Vinh lần lượt xuất bản 8 bài báo trên tạp chí quốc tế với vai trò là tác giả chính, trong đó có 6 bài liên quan đến tế bào gốc trung mô từ mô mỡ.
Ngoài nghiên cứu, Vinh tham gia các ca phẫu thuật tạo hình hàng tuần tại viện, hỗ trợ bác sĩ nội trú thiết kế nghiên cứu, viết bản thảo và chuẩn bị chuyên đề cho việc giao ban khoa. Anh từng nhận 6 học bổng liên tiếp từ Đại học Quốc gia Seoul và hoàn thành chương trình tiến sĩ trong 2 năm.
Với kết quả này, Vinh đủ điều kiện và được giáo sư đề xuất ở lại công tác tại vị trí giáo sư nghiên cứu.
“Lúc đó, tôi băn khoăn vì tiếp tục được làm việc cùng giáo sư là cơ hội rất tốt, trong khi cơ sở vật chất, trang thiết bị tại trường hiện đại, giúp mình học được nhiều kỹ thuật và phương pháp mới”, Vinh nói.
Tuy nhiên, định hướng ban đầu của Vinh không phải làm nghiên cứu, mà là được ứng dụng những gì mình đã học vào thực tiễn. Vì thế, tháng 3/2024, anh trở về Việt Nam, công tác tại một bệnh viện tư, đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu về tế bào gốc tại đây.
Hiện tại, Vinh vẫn giữ mối liên kết với các viện nghiên cứu, bệnh viện lớn tại Hàn Quốc, cùng thực hiện những đề tài nghiên cứu liên quan và hỗ trợ các bác sĩ muốn sang Hàn Quốc tu nghiệp để nâng cao tay nghề.
Vinh cho rằng, lĩnh vực tế bào gốc hiện nay vẫn còn mới tại Việt Nam, trong khi tiềm năng rất lớn. Điều đó gây khó khăn cho các bác sĩ tương lai có niềm đam mê với lĩnh vực này nhưng không có nhiều kênh để tìm hiểu. Vì vậy, khi quay về, anh mong muốn chia sẻ kiến thức liên quan đến tế bào gốc, tiềm năng thực sự của chúng và nếu có cơ hội sẽ theo đuổi việc giảng dạy trong lĩnh vực này.
Nữ giảng viên gen Z trẻ nhất ĐH Bách khoa Hà NộiTrở thành giảng viên của ĐH Bách khoa Hà Nội, Ngọc My nhiều lần bị sinh viên nhận nhầm là bạn cùng lớp, thậm chí cô còn được học trò... rủ tham gia làm chung bài tập nhóm.(责任编辑:Thể thao)