Diễn đàn phát triển dân tộc thiểu số năm 2018 được tổ chức ngày 20/8,ếpcậnchuỗigiátrịtrongpháttriểnvùngdântộcthiểusốdự đoán liverpool tối nay tại tỉnh Quảng Nam với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.
Diễn đàn do Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan Thường trú Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam và các đối tác phát triển tổ chức. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã tham dự sự kiện.
Diễn đàn đã dẫn lại báo cáo về giảm nghèo và thịnh vượng chung ở Việt Nam được Ngân hàng Thế giới công bố. Trong giai đoạn vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội; 4 triệu việc làm mới được tạo ra từ năm 2014; 3,3 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 2014-2016; mỗi năm có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu.
Đồng bào Dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn. Cụ thể như tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016; 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ trên, đồng bào DTTS vẫn còn tụt hậu trên nhiều phương diện, điển hình như tỉ lệ chậm lớn ở nhóm đồng bào DTTS là 31% cao cấp 2 lần so với đồng bào đa số; tỷ lệ nghèo DTTS hiện chiếm 73% tổng nghèo cả nước…
Cây Sâm Ngọc Linh là một trong những lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao. Ngày 12/9/2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh- Sâm Việt Nam” đến năm 2030 với tổng mức đầu tư lên đến hơn 9000 tỷ đồng. Đến tháng 6/2017, Sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia.
Tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm của đồng bào DTTS. Lấy ví dụ cụ thể từ chuỗi giá trị sản phẩm Sâm Ngọc Linh, các chuyên gia trong và ngoài nước đã cùng các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chính quyền các cấp thảo luận, chia sẻ để cùng tìm ra các giải pháp tích cực, nhằm hỗ trợ phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn tới, kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn môi trường theo hướng tiếp cận chuỗi giá trị và hợp tác công tư.
Các đại biểu khuyến nghị chính sách phát triển chuỗi giá trị lâm sản, dược liệu nói chung, Sâm Ngọc Linh nói riêng như là một loại cây giảm nghèo, tăng giàu ở vùng đồng bào DTTS, miền núi; tìm kiếm những giải pháp hỗ trợ kịp thời và hiệu quả hơn cho mục tiêu phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, vươn lên làm giàu của cộng đồng các DTTS Việt Nam.
Diễn đàn đã kêu gọi sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, đối tác quốc tế và sự đầu tư của khu vực tư nhân vào phát triển các chuỗi giá trị phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS. Đảm bảo sự tham gia, hưởng lợi của người DTTS; thu hút, hỗ trợ, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển các chuỗi giá trị vùng DTTS và miền núi.
Để xây dựng hệ thống chính sách dân tộc một cách đồng bộ, hiệu quả và phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn sau 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị các bộ, ngành, đặc biệt là Ủy ban Dân tộc cần phát huy những kết quả đạt được, đề ra các giải pháp, chính sách đột phá, nhất là huy động nhiều nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc miền núi.
Để phát triển sâm ngọc linh nói riêng, các loại dược liệu quý nói chung các địa phương cần chủ động nghiên cứu, tìm hướng đi riêng phù hợp để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của địa phương mình; tiếp tục nghiên cứu, tiến hành di thực và phát triển cây Sâm Ngọc Linh, các loại dược liệu quý, những lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao nhằm tạo việc làm, thu nhập cho đồng bào DTTS. Đồng thời, khuyến khích tỉnh Quảng Nam và các địa phương khác cùng phối hợp, kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp vào phát triển cây Sâm Ngọc Linh cho xứng tầm với một loại dược liệu quý đã được công nhận là sản phẩm quốc gia…
Ng.Minh - Lan Hương - Ngọc Cương
顶: 622踩: 55573
评论专区