MC Liêu Hà Trinh chia sẻ những câu chuyện dễ thương về mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng hiện sống ở Hà Lan trong chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 401.
Liêu Hà Trinh,ẹchồngnàngdâutậpMCLiêuHàTrinhtắthàoquangkhivềnhàmẹchồtỷ số inter milan 35 tuổi là một nữ MC, tác giả sách xinh đẹp, được MC Quyền Linh hài hước nhận xét là “nổi tiếng dữ dội”. Tuy nhiên, như Hà Trinh chia sẻ, khi về đến nhà, cô dường như “tắt hết mọi hào quang” và sống một cuộc đời khác biệt hoàn toàn với lúc lên sân khấu.
Trong mắt bà Mã Ngọc Trang (53 tuổi, mẹ chồng của Liêu Hà Trinh), con dâu dù nổi tiếng hay không vẫn “luôn là con của mẹ”.
Trước khi gặp mẹ chồng tương lai, Hà Trinh được bạn trai cho xem ảnh mẹ. “Mẹ thường mặc vest trong các dịp như lễ tốt nghiệp, sự kiện gia đình. Anh Khoa cũng nói, sau khi ba mất sớm, mẹ là người gồng gánh gia đình nên em tưởng tượng mẹ là một nữ doanh nhân thành đạt, có thể sẽ sắc sảo, khắt khe”.
Nhưng hình ảnh đầu tiên chị nhìn thấy mẹ chồng là khi bà Trang đang tất bật trong bếp, vừa đứng bếp chính vừa chỉ đạo các bếp phụ đảo khoai tây chiên. Chị cho biết, công việc của mẹ chồng là bán khoai tây chiên ở Hà Lan. Mỗi ngày, bà làm và bán tới 300kg khoai.
“Vừa nấu, mẹ vừa đon đả nói chuyện với khách. Ngơi tay, mẹ quay ra làm đồ ăn dặm cho cháu, nấu cơm cho cả gia đình, lau bếp, rửa chén, tiếp em, rồi hỏi chuyện anh Khoa. Chứng kiến mẹ đóng nhiều ‘vai’ cùng một lúc như vậy, em thấy bà rất thú vị” – chị Trinh cho hay.
Trong mắt bà Trang, ấn tượng đầu tiên về con dâu tương lai là “dễ thương”. “Gặp Trinh lần đầu mà cứ như đã quen từ lâu. Trinh cứ nhào vô làm mọi việc dù… làm không có được”.
Lần bà về Việt Nam, chị Trinh cũng ra sức thể hiện để gây ấn tượng với mẹ chồng tương lai. “Trinh chuẩn bị tươm tất lắm, nấu cơm, dọn dẹp, làm hết để tiếp đón mẹ nhưng… được đúng một tuần”, bà Trang hài hước kể.
Giải thích cho điều này, Hà Trinh nói “là do em sống thật thà. Mẹ nói ‘thôi, mai mốt con cứ ngủ thoải mái để mẹ làm cho’. Vậy là em tin, em ngủ thiệt luôn từ đó tới giờ, có khi ngủ tới 11h mới dậy”.
Nàng dâu chia sẻ, mẹ chồng chị là mẫu phụ nữ hy sinh cho gia đình, sẵn sàng làm mọi thứ vì con cháu. Thời điểm về Việt Nam chăm con dâu sinh nở, bà còn mang theo cả cháu nội hơn 1 tuổi đi cùng.
Giai đoạn chị vừa sinh con xong cũng là lúc chị hiểu mẹ và thương mẹ hơn.
“10 ngày sau khi chào đời, con bị viêm phổi, phải nhập viện 2 tuần và nằm tách biệt trong phòng hồi sức. Biến cố khiến các thành viên trong gia đình dễ bộc lộ các ưu khuyết điểm vì lúc đó, ai cũng rối bời và căng thẳng. Ai cũng thiếu ngủ, rất dễ xảy ra mâu thuẫn và đổ lỗi cho nhau. Chỉ có 1 tháng đầu mà hai mẹ con đều bạc trắng tóc”.
Bà Trang kể, khi đó chị Trinh vô cùng mệt mỏi, lo lắng và khóc nhiều. Chính bà đã gợi ý chị nên về nhà nghỉ ngơi để bà túc trực ở bệnh viện. Bà hiểu chị xót và thương con. “Ngay cả mình, con lấy vợ rồi mà mình còn thương, huống chi con dâu mình mới sinh lần đầu”.
Cũng trong suốt 1 tháng ấy, bà là người chăm lo từng bữa cơm, thức uống cho con dâu, là người gội đầu, bắt con dâu đi tất, chăm con dâu từ những thứ nhỏ nhất.
Chị Trinh nói, có mẹ chồng chăm sóc trong thời gian ở cữ, chị thấy như có một người mẹ, một người dì, một người bạn, một y tá ở bên cạnh. “Em không phải lo gì hết. Mẹ là người lo và tìm hiểu hết giùm em”.
Nói về con dâu, bà Trang nhận xét, bà quý và hợp con dâu là do đức tính sống chân thật. Nhưng điều mà bà cho là con dâu nên thay đổi, đó là làm gì cũng nhanh quá khiến không việc gì đạt tiêu chuẩn.
Giải thích cho điều này, chị Trinh thừa nhận làm việc gì chị cũng muốn làm nhanh cho xong để còn làm việc khác. Thậm chí, có lúc chị làm nhiều việc cùng một lúc.
Khi được hỏi có khi nào chị không hài lòng với những gì mẹ chồng góp ý, nữ MC nói rằng đương nhiên có những lúc như vậy. Nhưng cô thường không cãi mẹ, mà sẽ suy nghĩ xem mình sai chỗ nào.
“Kể cả em đúng, em cũng không tranh cãi với mẹ vì em không thể đi tranh thắng bại với người đã hy sinh cho mình quá nhiều. Em không muốn phân biệt rạch ròi ai đúng ai sai, bởi nhỡ đâu đằng sau cái sai của mẹ lại là động cơ tốt”.
Bà Trinh tâm sự, có 1 - 2 lần các con làm bà buồn khi hai vợ chồng giận nhau. “Mỗi lần giận nhau, tôi hỏi nhưng không đứa nào nói. Hai đứa nói tiếng Anh với nhau để mẹ khỏi nghe vì mẹ chỉ biết tiếng Hà Lan”.
Bà nói rằng, bà muốn hai con cố gắng hiểu nhau hơn và hạ cái tôi của mình xuống. “Lúc giận thì đừng nói, nhưng khi hết giận thì phải nói liền, đừng để chuyện nhỏ tích tụ lại thành chuyện lớn”.