Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga hôm nay (19/4),ênbốsẽkhôngngừngbắnvớiUkrainengaycảkhibắtđầuhòađàkq sivasspor ông Lavrov nhấn mạnh, Moscow không tin tưởng giới lãnh đạo ở Kiev.
Đài RT dẫn lời lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Chúng tôi đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng không giống như câu chuyện ở Istanbul, chúng tôi sẽ không tạm dừng giao tranh trong suốt các cuộc hòa đàm. Quá trình này phải tiếp tục”.
Hai bên đã không đối thoại trực tiếp với nhau kể từ cuộc tiếp xúc ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tháng 3/2022. Nga, nước ban đầu bày tỏ sự hài lòng với kết quả của cuộc thương lượng và rút lực lượng khỏi ngoại ô Kiev như một cử chỉ thiện chí, sau đó cáo buộc Ukraine phá bỏ mọi tiến bộ đạt được ở Istanbul. Moscow cũng khẳng định đã mất niềm tin vào các nhà đàm phán của Kiev.
Ông Lavrov lưu ý, trở ngại lớn cho bất kỳ tiến trình hòa bình nào là Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky “tự áp lệnh cấm đàm phán” với chính quyền hiện tại ở Moscow. Ngoại trưởng Nga đang đề cập đến một sắc lệnh do ông Zelensky ký vào mùa thu năm 2022, cấm chính phủ của ông tiến hành bất kỳ cuộc thương lượng nào với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Theo ông Lavrov, tình hình thực địa đã thay đổi rất nhiều kể từ thời điểm diễn ra đối thoại ở Istanbul và “những thực tế đó cần được tính đến”. Quan chức này nêu rõ, ông không chỉ nói về tình hình ở tiền tuyến, nơi các lực lượng Nga gần đây đang đạt nhiều bước tiến, mà còn về thực tế là 4 vùng Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia đã sáp nhập vào Nga sau trưng cầu dân ý vào tháng 10/2022.
Ông Lavrov cho hay, Moscow biết rõ việc Kiev và các đồng minh phương Tây “không hiểu vấn đề trên và thậm chí không sẵn sàng tìm kiếm bất kỳ thỏa hiệp giả định nào”.
Kể từ cuối năm 2022, ông Zelensky đã thúc đẩy kế hoạch hòa bình 10 điểm do Kiev soạn thảo, trong đó yêu cầu Nga rút hết quân khỏi tất cả các vùng lãnh thổ Kiev tuyên bố có chủ quyền, trả tiền bồi thường cũng như thành lập tòa án xét xử các sai phạm của lực lượng Moscow trong xung đột.
Ngoại trưởng Nga một lần nữa thẳng thừng bác bỏ kế hoạch trên, gọi đây là “tối hậu thư” không đưa ra các giải pháp thay thế nào.
(责任编辑:Cúp C1)