Kiểm tra 6 bộ phận này sẽ giúp chuyến đi đường dài an tâm hơn_xem kết quả bóng đá tối nay
Dịp lễ Quốc khánh 2/9 sắp tới,ểmtrabộphậnnàysẽgiúpchuyếnđiđườngdàiantâmhơxem kết quả bóng đá tối nay người lao động được nghỉ 4 ngày, dẫn đến nhu cầu di chuyển bằng ô tô của nhiều gia đình tăng đột biến. Những hành trình về quê, đi chơi đến vài trăm km luôn đòi hỏi chiếc xe ô tô phải có tình trạng vận hành tốt.
Nhiều người do thói quen hoặc quá tự tin vào tình trạng kỹ thuật của "xế cưng" thường ra xe nổ máy và đi ngay. Theo các chuyên gia lái xe an toàn, thói quen này rất không tốt bởi chiếc xe dù đắt tiền hoặc mới đến đâu cũng có thể có những vấn đề cần phải kiểm tra ngay trước khi khởi hành. Và việc "soi" một vòng quanh xe trước khi khởi hành là rất cần thiết.
Dưới đây là 6 bộ phận mà chủ xe hoàn toàn có thể "liếc mắt" qua để đảm bảo chiếc xe vẫn ổn, qua đó yên tâm để tận hưởng một hành trình an toàn, an tâm:
1. Kính lái
Kính lái có lẽ là bộ phận dễ quan sát nhất khi tiến lại gần chiếc xe. Nếu bạn đỗ xe ngoài trời, khu vực kính lái là nơi đọng rất nhiều bụi bẩn, lá cây, cành cây nhỏ. Nếu không làm sạch mà cứ thế đi luôn sẽ ảnh hưởng nhất định đến tầm quan sát.
Thậm chí khi kính lái bị nhiều buị bẩn thì việc sử dụng gạt mưa cũng không thể sạch được, ngược lại còn rất lem nhem và khiến gạt mưa hoạt động kém, có thể gây xước kính,… Do đó, các chuyên gia khuyên lái xe nên có thói quen quan sát và "dọn dẹp" khu vực kính lái trước khi di chuyển.
2. Hệ thống đèn
Hệ thống đèn trên xe khá phong phú, bao gồm đèn pha, xi-nhan, đèn nhận diện, đèn sương mù, đèn phanh, đèn soi biển số,... Trước khi cho xe di chuyển, bạn có thể lên khởi động xe, bật hết các đèn rồi đi một vòng quan sát xem có bóng đèn nào bị cháy hoặc hoạt động kém hay không.
Ngoài ra, nếu đèn pha của xe có bám bụi bẩn hoặc bùn đất, bạn nên lấy khăn lau sạch để đảm bảo độ sáng tốt nhất cho xe, nhất là những chuyến đi vào ban đêm hoặc khi có thời tiết xấu.
3. Lốp xe
Khi đi một vòng quanh xe, quan sát hệ thống lốp là việc rất dễ nhưng cực kỳ quan trọng trước mỗi chuyến đi. Chiếc xe của bạn có thể bị non hơi hoặc dính đinh từ lúc nào không biết. Tất nhiên, nếu đi trong tình trạng lốp non, hết hơi sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn, ngoài ra còn khiến cả gia đình mất nhiều thời gian trên đường để khắc phục.
Bằng mắt thường có thể nhận ra lốp xe có non hay bị dính đinh hay không để kịp thời xử lý. |
Khi quan sát, nếu phát hiện chiếc xe có vấn đề về lốp như non hơi, có đinh găm vào,… bạn phải kịp thời bổ sung hơi ngay bằng bơm mini hoặc đến đến gara gần nhất để xử lý triệt để trước khi ra đường trường. Các chuyên gia lưu ý, nếu phát hiện có đinh, đừng vội vàng nhổ đinh ra vì điều đó sẽ làm cho lốp xe xẹp nhanh hơn.
4. Gầm xe
Khi quan sát các lốp xe, bạn có thể “ngó” cả khu vực gầm xe xem có chướng ngại vật gì vô tình lọt vào bên trong như mảnh gỗ, gạch đá hay những vật sắc nhọn hay không. Nếu không quan sát, có thể bánh xe chèn qua những chướng ngại vật này gây khó khăn trong việc di chuyển.
Xe có thể bị chảy dầu, nước làm mát mà nếu không quan sát, bạn sẽ không thể biết được. |
Đồng thời bạn cần quan sát xem có vết dầu máy dưới gầm xe hay không. Nếu có, hãy kiểm tra kỹ hơn ở khoang động cơ để xem dầu máy có bị hao hay không, qua đó tìm cách khắc phục, sửa chữa. Trên thực tế, nhiều chiếc xe bị chảy dầu lâu ngày dẫn tới cạn dầu mà chủ xe không biết, gây ra những hỏng hóc nặng cho động cơ.
Quan sát gầm xe đôi khi chúng ta còn thấy cả… phân chuột, điều này chứng tỏ những “anh chí” đã trú ngụ tại khoang động cơ của bạn dẫn tới nguy cơ một số dây điện, ống dẫn nước có thể đã bị cắn. Lúc này cần kiểm tra kỹ hơn các bộ phận điện như đèn, còi,... để đảm bảo an toàn.
5. Nước làm mát
Sau khi kiểm tra các bộ phận bên ngoài, nên mở nắp ca-pô để "soi" qua khoang động cơ. Tại đây, bộ phận quan trọng cần kiểm tra trước nhất chính là nước làm mát.
Nếu mực nước làm mát ở bình nước phụ nằm giữa vạch "MIN" và "MAX", có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu nước hao quá nhiều, hãy châm thêm nước làm mát chuyên dụng và kiểm tra xem nước mát có thể rò rỉ từ đâu, qua đó có cách khắc phục.
Trường hợp không có nước làm mát chuyên dụng, có thể sử dụng nước lọc đóng chai nhưng sau đó cần thay thế bằng đúng loại nước đủ tiêu chuẩn.
Việc thiếu nước làm mát rất nguy hiểm, nhất là với những chuyến đi dài và vào mùa nóng. Bởi khi đó, động cơ của xe không được làm mát kịp thời có thể dẫn tới quá nhiệt, "nằm đường" bất cứ lúc nào.
6. Dầu máy
Giống như nước làm mát, dầu nhớt động cơ (dầu máy) khi bị hao hụt hoặc giảm chất lượng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng bôi trơn của động cơ, khiến bộ phận này hoạt động kém, thậm chí gây hỏng hóc.
Khi mở khoang động cơ, bạn nên kiểm tra xem động cơ có dấu hiệu rò rỉ dầu hay không. Ngoài ra, nên kiểm tra mực dầu bằng que thăm dầu để đảm bảo dầu máy đủ lượng và chất. Việc này khá đơn giản và chỉ mất khoảng nửa phút.
Dầu nhớt thường được thay định kỳ với mỗi 5.000 km hoặc 10.000 km tuỳ khuyến cáo. Trước mỗi chuyến đi dài ngày, nếu đã đạt gần đến ngưỡng đó, đừng tiếc tiền thay cho xế cưng một hộp dầu mới để vận hành trơn tru, mượt mà hơn.
Soi các chi tiết dưới nắp ca-pô không mất quá nhiều thời gian nhưng lại có thể đánh giá được phần nào lỗi phát sinh của chiếc xe. |
Ngoài ra, khi mở khoang máy, bạn cũng có thể kiểm tra dầu phanh, nước rửa kính, ắc-quy, hệ thống dây điện,... Nếu dưới khoang máy có nhiều lá khô kẹt vào, bạn cũng nên làm sạch bởi trong khi di chuyển, nhiệt độ khoang máy rất cao có thể làm cháy lá cây, rất nguy hiểm.
Như vậy, với cả 6 hạng mục ở trên, bạn chỉ mất khoảng 3 phút để kiểm tra. Nếu không có vấn đề gì, bạn sẽ hoàn toàn an tâm để khởi hành. Còn trong trường hợp không may có hỏng hóc bất thường thì đây là khoảng thời gian "vàng" giúp bạn khắc phục, qua đó giảm thiểu tối đa rủi ro phát sinh trên đường.
Hoàng Hiệp
Bạn nghĩ sao về câu chuyện trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Trân trọng mời bạn đọc gửi tin bài, video, hình ảnh về Ban Ô tô - xe máy, báo VietNamNet qua email: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải, xin trân trọng cảm ơn!
Không khởi động được ô tô vì hết điện ắc-quy, phải làm gì?Khi xe bị hết điện ắc-quy, cần xác định đúng nguyên nhân, qua đó có cách khắc phục hiệu quả để tránh "tiền mất, tật mang".