Một số nhà quan sát chỉ ra rằng,ìsaophươngTâycầnThổNhĩKỳkeo bóng đá khát vọng của Ankara về một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế đang đi kèm với những lời lẽ ngày càng cứng rắn và mang tính dân tộc chủ nghĩa cao độ trước các đối tác phương Tây.
Thổ Nhĩ Kỳ, một ứng viên gia nhập Liên minh châu Âu (EU), hiện nay không chính xác như những gì phương Tây mong muốn nhưng vẫn là một nhân tố quan trọng trong nền chính trị toàn cầu.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến phương Tây cần và phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ, theo tạp chí DW:
Trung gian hòa giải Moscow - Kiev
Cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine có ý nghĩa khác nhau đối với cộng đồng quốc tế, nhưng với Thổ Nhĩ Kỳ, sự kiện dường như cũng mang đến một cơ hội ngoại giao. Ngay trong những ngày đầu tiên của chiến sự, nước này đã nổi lên như một nhà hòa giải không thể thay thế giữa Nga và Ukraine, khi các chính phủ phương Tây không nhiệt tình đối thoại với Moscow.
Ankara có quan hệ tốt với cả Moscow và Kiev, một lợi thế hiếm có hiện nay.
Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đóng vai trò là kênh giải quyết các vấn đề lớn như tháo dỡ phong tỏa đối với việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng của nước này bên bờ Biển Đen. Trước xung đột, Ukraine là một trong những nước xuất khẩu lúa mì, ngô, lúa mạch và dầu hướng dương lớn nhất thế giới. Thỏa thuận khôi phục xuất khẩu đã được Nga và Ukraine ký kết tại Istanbul, dưới sự trung gian dàn xếp của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc (LHQ) hồi tháng 7.
Hơn nữa, cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là lựa chọn hợp lý nhất về địa điểm có thể tổ chức đàm phán hòa bình trong tương lai giữa hai nước láng giềng.
Đồng minh NATO quan trọng
Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) từ năm 1952. Việc đất nước sở hữu quân đội lớn thứ 2 của NATO sau Mỹ và nằm ở sườn phía đông nam đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp an ninh quan trọng cho liên minh quân sự này.
Thụy Điển và Phần Lan đang cố gắng thuyết phục Ankara ủng hộ họ gia nhập NATO. Ankara lâu nay vẫn cáo buộc hai nước Bắc Âu này là nơi trú ẩn an toàn cho các thành viên của đảng Công nhân người Kurd (PKK), một tổ chức vũ trang bị cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng như EU và Mỹ liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.
Tuần trước, tân Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã viết một lá thư cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đề nghị một cuộc tiếp xúc về vấn đề này. Hai bên dự kiến sẽ gặp nhau ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhà sản xuất thiết bị an ninh giá rẻ
Vị thế ngày càng tăng của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến nước này trở thành một nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến các lợi ích của phương Tây.
Trong những năm qua, máy bay không người lái (UAV) vũ trang Bayraktar TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã chứng tỏ rất hiệu quả trong nhiều cuộc xung đột. Theo một báo cáo năm 2021 của cơ quan tư vấn cho Lực lượng vũ trang Đức BAKS, UAV của nước này đóng một vai trò quyết định trong chiến sự Nagorno - Karabakh. Chúng cũng có tác động trong cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine và được tin đã góp phần giúp các lực lượng Kiev đối phó với quân Nga.
Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tặng Huân chương Công trạng hạng nhất cho Haluk Bayraktar, Giám đốc điều hành của cong ty sản xuất UAV Bayraktar như một biểu hiện của lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của hãng.
Khi người Ukraine gây quỹ để mua UAV mới cho quân đội nước này, công ty Baykar đã đáp lại bằng cách hiến tặng những chiếc máy bay đó cho "những người dân Ukraine yêu nước để đạt được mục tiêu mà họ đặt ra”.
Giá thành rẻ của những chiếc UAV Bayraktar đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tác duy nhất đối với các quốc gia không có khả năng nghiên cứu hoặc thu mua trang thiết bị quân sự giá cao, nhưng đang tìm kiếm giải pháp thay thế. Theo một báo cáo gần đây của Viện Quốc tế và An ninh Đức (SWP), "việc bán vũ khí cho châu Phi đang tăng vọt và khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà cung cấp vũ khí ngày càng lớn ở châu lục này".
Tác nhân lớn về vấn đề người nhập cư ở châu Âu
Việc Thổ Nhĩ Kỳ có chung đường biên giới với nhiều quốc gia ở phía nam và phía đông châu Âu không chỉ tạo cho nước này vị thế quan trọng trong chính sách quốc phòng mà còn ảnh hưởng đến việc dễ bị tổn thương của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách người nhập cư. Trước đây, ông Erdogan đã nhiều lần không ngần ngại đe dọa Brussels, Berlin và các thủ đô khác của châu Âu về việc sẽ “mở các cánh cửa", một động thái đồng nghĩa tạo điều kiện để dòng người tị nạn tiếp cận châu Âu dễ dàng hơn.
Nhìn chung, những lời đe dọa của Ankara đã thành công và được đền đáp dưới hình thức thỏa thuận tị nạn năm 2016 giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó báo trước khoản chi trả trị giá 6 tỷ Euro (6 tỷ USD) cho Ankara. Đổi lại, quốc gia này sẽ tiếp nhận những người tị nạn trên lãnh thổ của mình.
Cộng đồng dân xa xứ đông đảo
"Hơn 60% người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức đã bỏ phiếu cho ông Erdogan” là dòng tiêu đề xuất hiện trên nhiều tờ báo Đức vào năm 2018, sau cuộc tổng tuyển cử của Thổ Nhĩ Kỳ. Một tỷ lệ % đáng kể trong cộng đồng người Thổ Nhĩ Kỳ ở Đức ủng hộ hoặc đồng cảm với Ankara.
Thực tế phản ánh một vấn đề khác liên quan đến an ninh ở quốc gia Tây Âu. Theo Văn phòng Bảo vệ Hiến pháp Liên bang Đức, đang có nhiều hệ tư tưởng cực đoan đe dọa hiến pháp nước này. Ngoài các nhóm Hồi giáo, Sói Xám cực đoan, nhà chức trách đang phải giám sát những người ủng hộ PKK cũng như các tổ chức cực đoan cánh tả.
Các diễn biến ở Thổ Nhĩ Kỳ đang tác động đến động lực của những nhóm trên và trong một số trường hợp, Ankara gây ảnh hưởng trực tiếp đến họ, chẳng hạn như nhóm Sói xám.
Tuấn Anh
Thổ Nhĩ Kỳ chịu sức ép từ Mỹ về quan hệ ngoại giao với NgaMỹ đang không hài lòng với Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ ngoại giao với Nga, muốn Ankara thực hiện các lệnh trừng phạt kinh tế như các đồng minh NATO khác. 顶: 386踩: 8827
评论专区