Thành tích đáng nể của nữ sinh 16 tuổi được Thủ tướng Pakistan tặng quà_leo nha cai
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-15 23:48:26 评论数:
Chương trình GCSE (General Certificate of Secondary Education) dành cho học sinh từ 14-15 tuổi ở Anh,ànhtíchđángnểcủanữsinhtuổiđượcThủtướngPakistantặngquàleo nha cai tương đương với hệ THPT ở Việt Nam. Để có được chứng chỉ giáo dục phổ thông bậc cao (A-Level), học sinh ở Anh phải trải qua chương trình GCSE trong 2 năm (chứng chỉ giáo dục trung học phổ thông).
Lập kỷ lục mới
Mahnoor Cheema (16 tuổi) là người Anh gốc Pakistan xuất thân trong gia đình trí thức. Bố là luật sư nổi tiếng tại Anh. Em gái là nhà vô địch Toán học quốc gia ở tuổi 14. Em trai là thiên tài piano, biết chơi đàn từ 4 tuổi.
Còn cô nằm trong top 2% cộng đồng người IQ cao nhất thế giới. Nữ sinh sở hữu chỉ số IQ 161, cao hơn 2 nhà Vật lý Alber Einsteint và Stephen Hawking.
Mẹ nữ sinh chia sẻ, nhận ra điểm khác biệt của con từ sớm: "6 tuổi, Mahnoor Cheema đọc xong tác phẩm Harry Pottervà ghi nhớ Từ điển tiếng Anh Oxford khi mới 11 tuổi". Nhớ lại hành trình trưởng thành của con gái, bà bày tỏ sự xúc động xen lẫn niềm tự hào.
Nữ sinh vừa xác lập kỷ lục hoàn thành 34 môn học trong chương trình GCSE. Trong đó, 33/34 môn cô đạt điểm tuyệt đối A* (9 điểm), còn lại được A/A* (8 điểm). Mahnoor Cheema hoàn thành 34 môn bằng cách, học ở trường 10 môn, còn lại tự học tại nhà.
Thông thường, học sinh Anh tham gia chương trình GCSE chỉ chọn 3-4 môn trong 2 năm. Nhưng Mahnoor Cheema không muốn an toàn, nên đã thử thách bản thân học hết các môn.
"2 năm, tôi hoàn thành 34 môn trong chương trình GCSE. Đây là thành tích chưa ai đạt được. Tôi là học sinh đầu tiên phá kỷ lục. Ngoài ra, tôi có thể sử dụng được 6 ngôn ngữ khác nhau”, Mahnoor Cheema chia sẻ với báo chí.
Hiện, cô là học sinh của Trường Ngữ pháp Langley ở phía tây London, Anh. Ban đầu, Mahnoor Cheema dự định học khoảng 50 môn trong chương trình GCSE. Nhưng do quy định của hệ thống giáo dục Anh không cho phép, nên cô dừng lại.
Mục tiêu đỗ ngành Y của Đại học Oxford
Thời gian tới, Mahnoor Cheema dự định phá kỷ lục của Ali Moeen Nawazish, bằng cách vượt qua 28 bài thi A-Level trong 1 năm. Trước đó, năm 2008, Ali Moeen Nawazish (18 tuổi) hoàn thành được 24 bài thi A-Level và đỗ vào Đại học Cambridge, ngành Khoa học máy tính.
Tính đến tháng 9/2023, nữ sinh vượt qua 4 bài A-Level bao gồm: Tiếng Anh, Khoa học biển, Quản lý môi trường và Kỹ năng tư duy.
Loạt thành tích đáng nể giúp cô có cơ hội gặp Thủ tướng Pakistan, ông Shahbaz Sharif, hồi đầu tháng 9. Tại buổi gặp gỡ, ông gửi lời chúc mừng và tặng Mahnoor Cheema chiếc laptop, phục vụ cho việc học và nghiên cứu.
Mahnoor Cheema trong buổi gặp Thủ tướng Pakistan, ông Shahbaz Sharif:
Cô hy vọng, sau khi vượt qua 28 bài thi A-Level sẽ đỗ vào ngành Y của Đại học Oxford. Chia sẻ về sự lựa chọn này, Mahnoor Cheema cho biết, năm lớp 9 được truyền cảm hứng cống hiến vì nhân loại.
"Tôi đam mê Y học, không chỉ để phát triển sự nghiệp cá nhân, mà còn phục vụ nhân loại. Từ nhỏ, tôi đã nuôi dưỡng ước mơ này. Tôi may mắn vì bố mẹ luôn ủng mọi quyết định của bản thân", nữ sinh chia sẻ.
Thói quen ngủ độc đáo
Mahnoor Cheema cho rằng, thành tích này 1 phần nhờ vào thói quen ngủ độc đáo nhằm tối đa hóa thời gian học tập. "Tan học, tôi về nhà ngủ khoảng 3 tiếng. Thời gian đó, nếu học cũng không hiệu quả. Tôi thức dậy lúc 19h và đi ngủ lại vào 2h sáng hôm sau. Cuối ngày, tôi thư giãn bằng việc chơi piano", nữ sinh chia sẻ trong buổi phỏng vấn với tờ Mirror.
"Nhìn chung, việc học của tôi ở trường dễ dàng hơn bạn bè. Tôi mong muốn khám phá hết khả năng của mình. Ngoài ra, tôi cũng thích tất cả các môn học và luôn tự đưa ra thử thách cho bản thân", nữ sinh chia sẻ.
Mahnoor Cheema học đều các môn, không giới hạn bản thân trong khuôn khổ môn cơ bản. Mẹ cô tin rằng, thành tích của con gái là nhờ vào 3 yếu tố sau: Gen di truyền, sự chăm chỉ và luôn kiên trì.
Cậu bé 11 tuổi có IQ thuộc top 1% thế giới, cao hơn Albert EinsteinTruyền thông Trung Quốc xôn xao về một cậu bé 11 tuổi sở hữu IQ thuộc top 1% thế giới. Adrian Li đạt 162 điểm trong bài kiểm tra IQ của tổ chức quốc tế Mensa.