Điều chưa biết về ngôi chùa có một không hai trên thế giới_kèo 2-2.5

时间:2025-01-22 09:42:38 来源:Xổ số 88

- Lâu nay,Điềuchưabiếtvềngôichùacómộtkhônghaitrênthếgiớkèo 2-2.5 nhiều người tới Chùa Đồng (Yên Tử) chiêm bái ngôi chùa có một không hai này, nhưng không phải ai cũng biết, tại sao nó lại được xếp vào hàng độc đáo như vậy, Thượng toạ có thể chia sẻ cụ thể về sự hình thành và phát triển ngôi chùa này?

Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật), chùa được tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m). Chùa Đồng đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và đã được xếp vào hàng độc đáo có một không hai trên thế giới. 

Đầu tiên chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17). Ngôi chùa đặc biệt ở chỗ, đã được đúc bằng đồng khác hẳn với chất liệu gỗ lim như những ngôi chùa khác của Việt Nam lúc bấy giờ. Ở giai đoạn nguyên khởi này thì ngôi chùa chỉ là một cái khám nhỏ nhắn ngay cả một người chui không lọt.

Theo thời gian cho đến năm Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng tương truyền kể lại thì có một cơn bão làm bật mái chùa. Chính vì điều này thì đã làm cho kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ để lại dấu tích các hố cột như chôn trên mỏm đá mà thôi. 

Cho đến thời điểm vào mùa Đông 1930, người xưa kể lại có bà Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa đã tái tạo và phục dựng lại Chùa Đồng linh thiêng bằng bê tông cốt đồng để trên một hòn đá vuông vắn và lại như cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ.

{keywords}

{keywords}

Những bức ảnh cuối cùng về chùa Đồng cũ mà các thầy chùa Yên Tử chụp trước khi được hạ giải để lắp dựng ngôi chùa mới như bây giờ. Trong ảnh là Đại đức Thích Khai Từ, người đã dỡ ngôi chùa cũ này. 

Vào năm 1993, một người tên Nguyễn Sơn Nam – Việt kiều ở Mỹ, đã cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại ngôi chùa mới kiến trúc hình chữ Đinh quen thuộc trong lối kiến trúc chùa ở Việt Nam. Tuy nhiên chữ Đinh này lại được thiết kế theo dáng một bông sen nở với những cánh thắm đẹp tự nhiên nhất. Bông sen nở như đã ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá được trổ hình hoa sen cách điệu tuyệt đẹp và đã được đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng vật liệu bê tông xây dựng đầu thế kỷ XX.

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây thì chùa Đồng Yên Tử chưa được liệt vào danh sách những ngôi chùa độc đáo nhất thế giới được. Chỉ khi có Quyết định số 3325/QĐ-UB ngày 29/8/2005 của UBND Quảng Ninh đã phê duyệt dự án đầu tư tôn tạo cũng như phục dựng Chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, TP Uông Bí.

 

{keywords}
Chùa Đồng mới đã được các nghệ nhân nổi tiếng đúc đồng ở Ý Yên, Nam Định thực hiện. Và ngôi chùa được đúc theo nguyên mẫu của chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh). Chùa Đồng đúc nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và chiều cao từ cột nền tới mái là 3,35m.


Cho đến ngày 3 tháng 6 năm 2006 dưới sự chủ trì của Thượng toạ Thích Thanh Quyết cùng với Ban Quản lý Dự án chùa Đồng, bằng công đức của người dân thập phương trong và ngoài nước đã khởi lễ đúc Chùa Đồng. 

Từ năm 2004 cho tới nay, toàn bộ công tác trùng tu, tôn tạo các ngôi chùa trong quần thể danh thắng Yên Tử 100% là do Ban trị sự tiến hành. Nguồn kinh phí đầu tư hoàn lấy từ nguồn thu công đức, xã hội hóa của nhân dân cả nước. 

{keywords}
Bệ mái chùa Đồng mang đậm nét đời Trần. 

 

-Việc dựng ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh cao như vậy có khó khăn gì không thưa Thượng toạ?

Đó là công trình mà thầy trò chúng tôi gặp nhiều khó khăn nhất vì lúc đó chưa có cáp treo, chưa có gì cả, Ban trị sự đứng đầu là Thượng tọa Thích Thanh Quyết rất tâm huyết. Mọi thứ phải đi bằng đường bộ, leo núi khổ cực. Việc lắp ráp được Chùa Đồng có một không hai như bây giờ rất gian nan.

Thời điểm đó, khách thập phương về Yên Tử ít lắm, thậm chí Thượng toạ phải kêu gọi phật tử ở chùa Phúc Khánh, Hà Nội về hỗ trợ. 22 tỷ là con số khủng khiếp lúc bấy giờ cho việc trùng tu tôn tạo Chùa Đồng. Chúng tôi phải đi vay khắp nơi, 3 năm sau khi tôn tạo xong, chúng tôi vẫn phải đi trả nợ.

{keywords}
Thượng Toạ Thích Đạo Hiển, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì chùa Cảnh Huống đã có chia sẻ xung quanh sự hình thành và phát triển của Chùa Đồng – Yên Tử.


-Vậy tiền đâu để các thầy tiếp tục đúc tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên khối như vậy?

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một công trình đặc biệt ở trên độ cao đặc biệt, tiến hành đúc tại chỗ trong nhiều năm với nguồn kinh phí hoàn toàn là tiền công đức, xã hội hóa. Số tiền chúng tôi phải bỏ ra để đúc tượng lên tới hơn 70 tỷ đồng. Tích cóp từ tiền công đức phật tử khắp nơi, chúng tôi cũng mới trả nợ xong thôi.

Dựng tượng xong rồi, đường đi từ tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông lên tới Chùa Đồng không có, chỉ có cáp  treo thôi. Vậy là các thầy lại phải làm mấy nghìn bậc thang, từ chân núi lên đến Chùa Đồng. Lúc đó chúng tôi nghĩ, nếu để như thế thì người dân sẽ bảo nhà chùa chỉ làm cho người giàu có tiền đi cáp treo. Người nghèo muốn đi bộ sẽ không thể đi nổi vì đường bắt đầu xấu.

Ban trị sự lại kêu gọi công đức, kêu gọi từ nguồn phật tử thân quen, và phật tử ở trên cả nước thông qua mạng. Từ đấy lượng khách về rất lớn.

-2 công trình lớn ở Yên Tử đã làm xong, tiền từ công đức hiện tại các thầy dùng vào việc gì? 

Làm đường đi bộ lên Chùa Đồng xong, chúng tôi bắt đầu trùng tu lại chùa Bảo Sái, chùa Một Mái, cũng hàng chục tỉ đồng 2 chùa. Chúng tôi tiếp tục xây dựng nhà khách ở chùa Hoa Yên, khôi phục lại khu vực Tháp Tổ, Mắt Rồng, đặc biệt là xây dựng Cung Trúc Lâm, riêng giai đoạn 1 đã là 200 tỷ rồi, giai đoạn 2 chắc cũng sẽ hàng trăm tỷ nữa. 

Năm 2018, theo thống kê chúng tôi thu được 14 tỷ tiền công đức, nhưng số đó có thấm vào đâu so với tiền đầu tư cung Trúc Lâm, nhà chùa lại đi vay nợ khắp nơi từ các phật tử. Chúng tôi rất công khai tiền công đức, không có gì giấu cả, vì khi mở công đức có sự tham gia của 3 bên, có sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, ban quản lý di tích, phòng tài chính, công an, đầy đủ mặt trận, mở khóa đếm được bao nhiêu đôi bên đều biết, xong rồi các thầy gửi kho bạc, làm gì thì giải ngân cái đấy, rõ ràng.

{keywords}
Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng nguyên khối.


-Nhiều công trình lớn được các thầy đầu tư tôn tạo, hiện tại Yên Tử là điểm đến của rất nhiều phật tử cả nước, thầy kỳ vọng gì về sự phát triển của tiếp theo của khu di tích này trong tương lai?

Thật ra các thầy là những người tu hành, luôn muốn cửa chùa là nơi thanh tịnh, thuần túy, tín nguyện tâm linh của người dân, người dân đến để đi lễ. Trong xã hội hiện đại không thể không sử dụng dịch vụ, dịch vụ đó phải mang lại sự thoải mái nhất cho người dân chứ không phải là bắt ép.

Tôi nghĩ, di tích Yên Tử nên tránh thương mại hóa. Tín ngưỡng tôn giáo là thứ không thể cân đo đong đếm. Nhiều địa phương muốn cân đo đong đếm di tích, di tích phải sinh lời, phải có tiền,...điều đó là không đúng với di tích. Vì một khi làm chỉ chăm chăm tới lợi nhuận sẽ dần dần mất bản sắc văn hoá. Người dân đi lễ mà đến di tích như cái chợ, lâu dần sẽ sinh ra văn hoá ứng xử như khi họ đang ở chợ.

Tình Lê 

推荐内容