Thói quen ngủ ít, dậy sớm tập thể dục gây giảm tuổi thọ, có hại sức khỏe_ket qua nong da

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【】 发布时间:2025-01-15 14:38:15 评论数:

Tiến sĩ người Mỹ Nicole Van Groningen đưa ra một số lời khuyên về sức khỏe liên quan đến giấc ngủ sau khi nhận thấy một xu hướng đang nổi lên: Ngủ ít để dậy sớm tập luyện. Vị tiến sĩ khẳng định trong video thu hút 1,óiquenngủítdậysớmtậpthểdụcgâygiảmtuổithọcóhạisứckhỏket qua nong da3 triệu lượt người xem: “Bạn sẽ không bao giờ bắt gặp tôi làm như vậy với tư cách là một bác sĩ”.

Lý do không nên dậy quá sớm để tập thể dục 

Tiến sĩ Groningen cho rằng việc thiếu ngủ còn có hại hơn không tập luyện gì cả. "Đừng để bất kỳ người nào thuyết phục bạn rằng tốt nhất nên cắt ngắn thời gian ngủ để đến phòng tập thể dục, rèn luyện sức khỏevà có một cơ thể tốt hơn. Ngủ là thói quen chăm sóc sức khỏe cơ bản", Tiến sĩ Groningen khuyên. 

ngu ngon 1.jpg
Bạn không nên giảm thời gian ngủ để dậy sớm tập luyện. Ảnh minh họa: Eatthis

Vị bác sĩ khẳng định cô không cho rằng mọi người bị bệnh vì những lý do cụ thể, chẳng hạn như thiếu ngủ hoặc lười tập thể dục. Cô nói: "Tôi không bao giờ đổ lỗi tình trạng sức khỏecủa một ai đó do họ mắc sai lầm gì”. 

Cô giải thích bệnh tật không thể đoán trước được và có thể ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, kể cả những người "khỏe mạnh nhất". 

Theo Mirror, nhiều người theo dõi tài khoản cá nhân của Tiến sĩ Groningen đánh giá cao lời khuyên thẳng thắn trên. "Cảm ơn bác sĩ rất nhiều. Việc không thể thức dậy sớm và tập thể dục khiến tôi cảm thấy có lỗi", một người nói. Một tài khoản khác chia sẻ: "Cô thật chân thành khi đưa ra lời khuyên về giấc ngủ".

Tờ Aboluowangcũng đưa ra cảnh báo mọi người, đặc biệt là người cao tuổi, không nên tập thể dục trước khi mặt trời mọc khi không gian vẫn còn xám xịt và có gió lạnh. 

Vào thời điểm này, cơ thể vẫn chưa được “làm ấm” và độ nhớt của máu tương đối cao. Tập luyện vất vả vào thời điểm này rất có thể khiến bạn thấy khó chịu và dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch, não.

Theo nghiên cứu trên hơn 85.000 người được công bố trên tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu, hoạt động thể chất từ 8 đến 11h có tác động ngăn ngừa tích cực nhất với bệnh tim mạch và đột quỵ so các thời điểm khác trong ngày.

ngu ngon 2.jpg
Tập luyện quá sớm không đem lại lợi ích như các thời điểm khác trong ngày. Ảnh minh họa: Pmcgregor

Quy tắc ngủ 10-3-2-1-0 giúp ngủ ngon 

Hầu hết người lớn cần ngủ từ 7 đến 8 giờ chất lượng mỗi đêm. Khi cơ thể không ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe mạn tính bao gồm huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, béo phì, bệnh tim và trầm cảm. Thiếu ngủ có nghĩa là tinh thần của chúng ta không tốt như mong đợi với khả năng tập trung bị rút ngắn, phản ứng chậm, trí nhớ kém, mắc lỗi nhiều hơn.

Dưới đây là quy tắc 10-3-2-1-0 giúp ngủ ngon được chia sẻ trên Healthhub: 

10 tiếng trước khi đi ngủ: Không dùng caffeine (có trong cà phê, trà)

3 tiếng trước khi ngủ: Không ăn uống nữa

2 tiếng trước khi đi ngủ: Không làm việc gì nữa

1 giờ trước khi đi ngủ: Không dùng thiết bị điện tử (điện thoại, TV và máy tính)

0: Số lần bạn nhấn nút trì hoãn báo thức vào buổi sáng.

Ba 'không' của 1.000 người sống thọ 100 tuổi

Ba 'không' của 1.000 người sống thọ 100 tuổi

Chuyên gia người Mỹ Ben Meyers cho biết những người sống thọ 100 tuổi không nghĩ tới tuổi tác, làm việc không ngừng nghỉ.