Ngoài khoản chung lo cho gia đình,ợchồngđềulậpquỹđti so ma cao con cái, chuyện chồng tôi “thủ” riêngmột khoản, tôi biết nhưng... làm ngơ!Còn tôi, tôi cũng thủ để lo cho con cái, để phòng khi hữu sự...
Năm rồi gia đình tôi nghe mẹ thông báo sẽ xây nhà mới mà hết hồn, cứ tưởng mẹ nói chơi. Mẹ bàn, các con lo phần thiết kế và thủ tục, còn tiền bạc để mẹ lo!
Xây xong nhà, mẹ bật mí: Có được căn nhà này là nhờ mẹ biết “thủ”. Tính ba vô tư, rộng rãi, đã chẳng biết lo xa lại coi nhẹ ba cái chuyện “vật chất tầm thường” (như lời ông thường nói), nên mẹ phải tính toán, sắp xếp mọi chuyện trong nhà. Kinh nghiệm của mẹ là chẳng bao giờ xài đến những đồng tiền cuối cùng.
Tháng nào mẹ cũng dành ra một ít, quên hẳn đi, coi như không có. Hết năm này sang năm khác, cứ thế mẹ tích “tiểu” thành “đại”, số tiền đó mẹ vừa gởi tiết kiệm, vừa mua vàng để dành. Tất nhiên là ba không biết, vì ba biết sẽ chẳng còn. Mẹ bảo, ba sống tình cảm, thấy ai khó cũng muốn giúp, giúp đến quên mình, quên cả vợ con. Vì thế, nếu mẹ không “thủ” làm sao lo cho các con ăn học, làm sao có tiền trang trải lúc bệnh tật, khó khăn và bây giờ làm sao có căn nhà tử tế để ở?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Kinh nghiệm của mẹ tôi thuộc nằm lòng, nghĩ mình cũng sẽ noi theo. Nhưng được cái, chồng tôi không vô tư như ba. Anh sống xa quê, nên việc về thăm gia đình, cha mẹ, người thân là điều tất yếu. Chi phí cho chuyện về thăm quê, ban đầu tôi cũng có ý “tham gia” nhưng anh bảo đã lo cả rồi, nên sau này tôi để anh chủ động, chỉ cần chuẩn bị thêm chút quà cho anh là được. Vì vậy, ngoài khoản chung lo cho gia đình, con cái, chuyện chồng tôi “thủ” riêng một khoản để tự lo những việc chính đáng ấy tôi biết nhưng... làm ngơ! Còn tôi, tôi cũng thủ để lo cho con cái, để phòng khi hữu sự hay giải quyết những chuyện hơi riêng tư một chút chắc anh cũng biết nhưng chẳng bao giờ hỏi. Chúng tôi coi như đó là những việc cần thiết của mỗi người nên dù không nói ra nhưng chẳng ai đòi hỏi phải công khai.
Tôi cho rằng, trong cuộc sống vợ chồng, ngoài trách nhiệm cùng chung vai gánh vác với nhau thì mỗi người đều có những việc có thể gọi là việc riêng chính đáng nhưng không tiện nói ra. Tôn trọng điều tế nhị đó là cần thiết để cả hai cùng cảm thấy thoải mái và không phải nghĩ ngợi lăn tăn. “Thủ” một chút để giải quyết vấn đề cũng cần lắm, nhưng phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và mục đích sử dụng không trái với đạo đức. Đó là thủ… “chính đáng”.
Khi người ta có cái nhìn rộng lượng, thấu đáo, hiểu rõ và tạo được niềm tin ở nhau, thì việc “thủ” để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn là nên làm và cần được tôn trọng.
(Theo Phunuonline)