Chùa Vĩnh có lịch sử lâu đời,ệncảmđộngtrongngôichùanghèonuôiđứatrẻbịbỏrơiởHàTĩkqbd trung quốc nằm ở thôn Liên Tân, xã Thượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, ngôi chùa chỉ còn lại phần móng. Sau này, người dân địa phương lập bàn thờ tạm trong khuôn viên, nền đất cũ của ngôi chùa để thờ cúng. Ông Nguyễn Xuân Diệu, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc cho biết, năm 2018, sư thầy Thích Đồng Pháp về tiếp quản và giữ chức trụ trì chùa Vĩnh. Chùa không có chỗ ở, sư thầy phải dựng tạm một mái nhà tranh, để có chỗ trú mưa, trú nắng. “Chùa Vĩnh giờ không chỉ là nơi bà con địa phương sinh hoạt văn hóa tâm linh mà đã trở thành mái ấm, nơi nương tựa cho những đứa trẻ kém may mắn”, ông nói. Chùa nghèo vật chất nhưng giàu tình thương Giữa trời mùa hè nắng như đổ lửa, sư thầy Thích Đồng Pháp cùng các phật tử cần mẫn chở đất, chở đá đổ vào phần móng đang được xây dựng. Thầy Pháp cho biết, khi tiếp quản, chùa không có chỗ ở, cảnh vật hoang tàn, thầy phải làm tạm mái nhà tranh để có chỗ trú ngụ. Tâm nguyện của thầy là về nơi đây trông coi, phục dựng chùa Vĩnh, nhưng rồi những đứa bé kém may mắn lần lượt bị bỏ rơi trước cổng chùa kèm lời nhắn “xin nương nhờ cửa Phật, nhờ thầy nuôi dưỡng" đã khiến thầy dần trở thành "người cha" bất đắc dĩ. “Nhân duyên đầu tiên là vào tối một ngày cuối năm 2019, một bé sơ sinh bị người thân bỏ rơi được đặt trước chánh điện. Dù điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, kinh phí hoạt động không có nhưng cháu bé đến đây coi như là nhân duyên, nên tôi đứng ra nhận nuôi cháu”, thầy Thích Đồng Pháp nói. Sư thầy cho biết, hiện chùa Vĩnh nuôi dưỡng 8 trẻ bị bỏ rơi (cháu nhỏ nhất 3 tháng tuổi, cháu lớn nhất 5 tuổi) và 5 người khuyết tật có hoàn cảnh rất khó khăn. Những đứa trẻ được thầy cưu mang đều bị bỏ rơi lúc nửa đêm, rạng sáng. Có bé được đặt ở cổng chùa, bé được đặt trong chánh điện. Có bé còn nguyên cuống rốn; bé sinh được ít ngày; bé mặt tím ngắt vì đói rét giữa đêm lạnh… Thời gian đầu các bé sơ sinh đều do một mình thầy chăm sóc, nuôi dưỡng. “Nhờ đã có kinh nghiệm chăm sóc trẻ mồ côi ở ngôi chùa mình từng tu hành trước đây nên mình không mấy bỡ ngỡ”, thầy Pháp nói. Hàng đêm việc pha sữa cho trẻ, thay tã, bỉm rồi chăm sóc khi các bé ốm, nằm viện… đều do một tay thầy Pháp đảm nhiệm. Nguồn sữa và đồ dùng cho trẻ, thầy phải đi xin từ nhiều người. Sau khi nhận nuôi các bé, thầy cùng chính quyền địa phương, các ngành chức năng đặt tên, làm giấy khai sinh cho trẻ, trang bị "tấm vé thông hành" vào đời cho các cháu. Theo sư thầy Thích Đồng Pháp, vài năm gần đây, biết chùa Vĩnh nhận nuôi các trẻ mồ côi, nhiều phật tử đã vào chùa phụ giúp, chăm sóc các bé. Các nhà hảo tâm gửi tặng nhu yếu phẩm cho các bé. Được sự hỗ trợ kinh phí từ các mạnh thường quân, mái ấm tình thương đã được dựng lên làm chỗ ở cho các cháu. Thầy Thích Đồng Pháp chia sẻ thêm, các cháu ở đây được chăm sóc, ăn uống, sinh hoạt như ở bên ngoài. Các cháu không ăn chay trường. “Các con sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều chung một số phận bị người thân bỏ rơi. Nhìn các con lớn lên từng ngày trong tình yêu thương, quan tâm, che chở của các phật tử, tôi thấy rất an tâm và ấm lòng”, thầy tâm sự. “Hy vọng các bé được trở về vòng tay mẹ” Theo sư thầy Thích Đồng Pháp, các con có mặt trên cõi đời là một sự may mắn, đến với chùa như một nhân duyên đặc biệt. Thầy vẫn nhớ mãi trường hợp bé sơ sinh bị mẹ bỏ rơi vào 1 năm trước. Đó là sáng sớm một ngày cuối tháng 6/2023, trước cổng chùa bỗng có tiếng khóc ngằn ngặt của trẻ sơ sinh. Thầy Pháp chạy ra thì thấy một bé sơ sinh được đặt trong chiếc giỏ nhựa. Bên trong giỏ có một tờ giấy do người mẹ để lại, với nội dung: "Con mới sinh được 2 tuần. Do tôi không có điều kiện chăm sóc, nhờ nhà chùa nuôi hộ, chăm sóc con". Giọng chậm rãi, thầy Thích Đồng Pháp kể, khoảng một thời gian sau có cô gái trẻ (khoảng 20 tuổi) đến gặp thầy, nói là mẹ của bé, đặt con ở cổng chùa lúc 4h sáng và mong muốn được gặp con. Sau khi gặp con, người mẹ trẻ kể bản thân còn là sinh viên. Vì lỡ có bầu, sợ tai tiếng nên cô giấu người nhà, tự sinh con. Biết chùa có nhận nuôi trẻ mồ côi, cô nhân lúc trời chưa sáng đem con đặt con trước cổng chùa. Thầy Pháp nói thêm, người mẹ trẻ này nói rất yêu thương con nên khi nào nhớ sẽ vào chùa thăm con và mong thầy giữ kín thông tin của bản thân. Nếu sau này có điều kiện, cô sẽ đến chùa nhận con về. Thầy cho biết: “Hạnh phúc và may mắn khi các bạn nhỏ đều khỏe mạnh, đáng yêu. Hiện có 2 bé đến tuổi học mẫu giáo, các bé khác ở nhà chơi ngoan. Nhiều người liên hệ với chùa xin được nhận bé về làm con nuôi, nhưng vì nhiều lý do, tôi từ chối”. “Ở chùa các con nhận được rất nhiều sự yêu thương, chăm sóc từ các phật tử nhưng trong thâm tâm, tôi hy vọng có một ngày các bé được trở về trong vòng tay của mẹ”, thầy Pháp tâm sự. Chị Nguyễn Diệu Thương (43 tuổi), một phật tử chia sẻ, cảm động trước tấm lòng nhân hậu của sư trụ trì nên thời gian rảnh chị thường vào chùa phụ giúp thầy chăm sóc các bé. "Dù ngôi chùa còn nghèo, kinh phí nuôi dưỡng các trẻ nhờ các nhóm từ thiện nhưng thầy luôn căn dặn chúng tôi không để các cháu phải thiệt thòi, chăm sóc đầy đủ và chu đáo", chị Thương tâm sự. Báu vật của sư thầy nổi tiếng ở TP.HCMKhông chỉ độc đáo, hiếm gặp, bộ sưu tập được ví như báu vật này có thể giúp mọi người buông xả muộn phiền, thanh lọc tâm trí, đưa tâm hồn về với thiên nhiên. |