您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

Những “cơn gió xanh” trên đảo tiền tiêu_kèo handicap là gì

Nhà cái uy tín567人已围观

简介-8h30 sáng ngày 3/6, cầu cảng Cô Tô đột nhiên được “nhuộm màu” bởi những chiếc áo xanh tình nguyện k ...

 - 8h30 sáng ngày 3/6,ữngcơngióxanhtrênđảotiềntiêkèo handicap là gì cầu cảng Cô Tô đột nhiên được “nhuộm màu” bởi những chiếc áo xanh tình nguyện khi hơn 500 sinh viên từ khắp mọi miền Tổ quốc cùng đổ về hòn đảo tiền tiêu này để tham dự chương trình “Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc 2016”.

Đến hẹn lại lên

Không khó để nhận ra một số gương mặt vẫn đang tái xanh vì say sóng sau khi vượt biển để ra đến huyện đảo Cô Tô nhưng ánh mắt của của tất cả mọi người đều ánh lên sự háo hức, hồ hởi và tự hào bởi các bạn biết rằng mình là một trong số 500 đoàn viên, thanh niên và sinh viên tiêu biểu được lựa chọn trên khắp cả nước về tham dự chương trình đầy ý nghĩa này.

Khởi phát từ lần tổ chức đầu tiên vào năm 2013 tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), đến nay chương trình “Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc” đã đi qua 4 đảo tiền tiêu. Năm thứ hai, chương trình được tổ chức tại đảo Phú Quốc (Kiên Giang), năm thứ ba là Quy Nhơn (Bình Định) và năm nay là đảo Cô Tô (Quảng Ninh).Chương trình do T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam tổ chức.

{keywords}

{keywords}
 

 

Gặp chúng tôi ngay tại cầu cảng Cô Tô, sinh viên Đỗ Thị Mai Anh – Khoa Văn hoá - Trường ĐH Hạ Long tâm sự: “Mặc dù đây là lần đầu tiên em tham dự chương trình Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc nhưng em cảm thấy đây là một chương trình vô cùng bổ ích cho thế hệ sinh viên. 

Tại đây, chúng em sẽ được tìm hiểu thêm về vấn đề chủ quyền biển đảo của Tổ quốc nhưng quan trọng hơn là được tham gia vào các công việc công ích, an sinh xã hội bổ ích. Đây sẽ là những trải nghiệm đặc biệt với thế hệ trẻ chúng em”.

{keywords}
 

 

Chương trình “Sinh viên với biển đảo Tổ quốc” năm 2016 có nhiều nội dung hoạt động vì biển, đảo phong phú, hấp dẫn, được thiết kế thành 5 nhóm nội dung chính: Hoạt động tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền và phát triển kinh tế biển, đảo; Các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện như thăm và tặng quà gia đình chính sách, tặng cờ Tổ quốc và quà tặng cho ngư dân bám biển; thăm và tặng quà, học bổng cho con cán bộ chiến sĩ, nhân dân trên đảo Trần; hoạt động tình nguyện làm sạch bãi biển, trồng cây trên đảo; khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nhân dân trên đảo;

 Triển lãm “Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc” với các hoạt động của sinh viên cả nước hướng về biển, đảo; các mô hình khoa học, công nghệ ứng dụng biển, đảo; Cắm trại, giao lưu văn nghệ và đốt lửa trại và cuối cùng là đêm nghệ thuật, với chủ đề “Tự hào Biển, đảo Việt Nam”, với sự tham gia của các ca sĩ được sinh viên yêu thích: Trọng Hiếu, nhóm MTV và sinh viên các trường.

{keywords}
 

 

Phát biểu về ý nghĩa của chương trình “Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc 2016”, anh Nguyễn Minh Triết – Uỷ viên BCH T.Ư Đoàn TNCSHCM, Trưởng ban Thanh niên trường học cho biết: “Phải nhận xét rằng sinh viên với Biển đảo tổ quốc là một chương trình hết sức có ý nghĩa, nhằm đào tạo thực tế, đưa các bạn sinh viên đến những nơi mà trong trường lớp các bạn chưa được trải nghiệm. 

Đây là một dịp rất đặc biệt để các bạn thể hiện tình đoàn kết, thể hiện sức trẻ, tri thức của mình để đóng góp vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh vấn đề chủ quyền biển đảo của nước ta đang ngày càng nóng lên.

Theo các phương tiện thong tin đại chúng thì tất cả các sinh viên VN đều rất quan tâm đến vấn đề này và chương trình SV với Biển đảo Tổ quốc là một chủ trương lớn của Ban Bí thư TW Đoàn, Thường trực Trung ương Hội Sinh viên VN để nhằm đưa đến cho các bạn nhiều kiến thức hơn, định hướng cho các bạn tốt hơn trong việc học tập của mình”.

Cũng theo anh Triết, một thông điệp khác mà Trung ương Đoàn và Hội SVVN muốn gửi đến các bạn sinh viên là các bạn hãy ra sức học tập và rèn luyện, tổ chức Hội, Đoàn sẽ luôn đồng hành cùng các bạn đến những vùng đất xa xôi nhất, những vùng đất tiền tiêu nhất nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc để làm sao thanh niên không chỉ học tập và rèn luyện mà còn có thể có những đóng góp hết sức cụ thể trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc."

Thiêng liêng dưới cờ Tổ quốc

Bên cạnh những hoạt động tập thể, những chương trình an sinh xã hội, “Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc 2016” còn được đánh dấu bởi một sự kiện khá đặc biệt đó là lễ khánh thành cột cờ Tổ quốc trên đảo Trần (thuộc huyện đảo Cô Tô) và lần đầu tiên tổ chức lễ chào cờ dưới chân cột cờ này.

Cũng giống như 3 cột cờ Tổ quốc khác đã được xây dựng trên các đảo tiền tiêu như Cù Lao Xanh (Bình Định), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), cột cờ Tổ quốc trên đảo Trần là công trình hoàn toàn được thực hiện nhờ sức trẻ của thanh niên, sinh viên trên khắp cả nước. Chính các sinh viên là người thiết kế, đóng góp kinh phí và trực tiếp tham gia xây dựng cột cờ này.

{keywords}
 

 

Chia sẻ cảm xúc về lần đầu tiên chào cờ dưới lá cờ Tổ quốc đang tung bay trên cột cờ thanh niên ở đảo Trần, sinh viên Nguyễn Tiến Đức – Học viện Ngân hàng Hà Nội cho biết: “Đoàn của em đến đây từ 12h đêm qua. Chúng em đã tham gia được rất nhiều chương trình.

Đầu tiên là chuyến ra đảo Trần để làm lễ khánh thành cột cờ, làm lễ chào cờ tại hòn đảo tiền tiêu này. Sau đó chúng em trở về Cô Tô để tham gia các hoạt động của chương trình Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc như trồng cây phi lao bám biển, thăm các gia đình chính sách, dọn rác ở bãi biển, tặng cờ cho ngư dân bám biển… 

Khi lên đảo, em thấy cuộc sống ở đó rất khó khăn nhưng các chiến sỹ vẫn rất kiên cường bảo vệ Tổ quốc. Khi được đứng cùng các anh để chào cờ ngay trên hòn đảo này, em cảm nhận rõ hơn sự thiêng liêng và cảm xúc đột ngột dâng trào về lòng tự hào đối với Tổ quốc .Cũng từ chương trình này, em muốn nhắn nhủ với các bạn trẻ lòng yêu nước không chỉ cần được duy trì mà phải được bồi đắp hàng ngày”.

Ra biển, nhìn thấy cờ Tổ quốc là yên tâm lắm

Ngay sau lễ khai mạc chương trình “Sinh viên với Biển đảo Tổ quốc”, các nhóm sinh viên đã toả đi khắp đảo Cô Tô để tham gia vào những chương trình an sinh xã hội. Tại chương trình tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân bám biển đang sinh sống trên đảo, các sinh viên đã được nghe những lời tâm sự rất mộc mạc, thô sơ nhưng đầy xúc động của bà con ngư dân.

{keywords}
 

 

Bác Ngô Văn Ngoan (khu 3, thị trấn Cô Tô) tâm sự: “Cứ ra biển, nhìn thấy lá cờ Tổ quốc là chúng tôi yên tâm lắm, biết ngay đó là cái tàu của Việt Nam. Lá cờ Tổ quốc cũng chính là một cái cột tiêu, cột mốc để mọi người biết và giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Khi ở xa đất liền, nhìn thấy lá cờ chúng tôi mừng lắm và tin nhau nữa. Thậm chí khi chẳng may đi lạc sang ngư trường hay vùng biển của Trung Quốc thì chúng tôi cũng nhìn thấy lá cờ để báo cho nhau biết mà quay về”.

Cũng chia sẻ với các bạn sinh viên, ngư dân Ngư dân Đậu Văn Hải cho biết thêm: “Mỗi khi ra biển, chúng tôi thường liên lạc về nhà bằng máy ICOM hoặc bằng điện thoại di động. Ngày xưa không có sóng chứ bây giờ thì sóng tốt lắm. Chúng tôi ra biển ngoài việc đánh bắt còn mang theo tâm lý bảo vệ ngư trường của mình, mỗi khi phát hiện điều gì bất thường chúng tôi đều gọi về báo cho công an, biên phòng ngay. 

Mỗi khi cần cứu vớt hay hỗ trợ thì biên phòng cũng xuất hiện ngay. Mỗi khi ra biển, tàu của chúng tôi bao giờ cũng phải cắm cờ Tổ quốc như là dấu hiệu để bà con người mình nhận ra nhau. Tuy thế cờ cũng rất nhanh hỏng, chỉ 3 tháng là phải thay”.

Lương Minh



Tags:

相关文章



友情链接