Rất nhiều nhà quan sát tại châu Á nghi ngờ rằng liệu Trung Quốc có thể hay làsẽ có hành động quyết liệt để gây sức ép lên Triều Tiên. Dưới đây là năm lý dochính.
TIN BÀI LIÊN QUAN
"Triều Tiên đang ‘nắn gân’ Trung Quốc"
Lính Triều Tiên diễn tập nhảy dù sát Trung Quốc
Tại sao Trung Quốc buông lỏng Triều Tiên?ămlýdoTQkhônggiúpMỹchốngTriềuTiêcúp liên đoàn anh
Lý giải động thái quân sự của Trung Quốc với Triều Tiên
Trung Quốc điều quân áp sát biên giới Triều Tiên
Cuộc sống ở biên giới Triều Tiên-Trung Quốc
Triều Tiên luôn dọa phóng tên lửa vào Hawaii và đảo Guam của Mỹ và các nước láng giềng. Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ tin rằng Trung Quốc có thể tác động đến Bình Nhưỡng để xuống thang căng thẳng. Ảnh: RT |
1. Trung Quốc cần bạn hữu
Trung Quốc muốn đạt được các kỳ vọng quốc tế và xử sự theo đúng vị thế củamột cường quốc đang nổi. Nhưng mặt khác, họ cũng có một lịch sử lâu dài vớiTriều Tiên. Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc có thể phát hoảng nếu nhưTriều Tiên thực sự nghiêm túc trong các cuộc đàm phán mặt đối mặt với Washingtonvà chơi trò tung hứng với mối thâm tình bấy lâu.
Rất nhiêu người Trung Quốc nhìn vào Triều Tiên và nhìn thấy những gì họ từngtrải qua cách đây 30 năm. Mối quan hệ giữa hai bên có thể gọi là 'môi hở rănglạnh' - họ từng sát cánh với nhau qua các thời kỳ cách mạng và cùng là nhữngngười đồng sự cũ trong chiến tranh chống đế quốc.
Nhưng thế giới đang thay đổi. Khi Bắc Kinh nhìn khắp châu Á, họ có thể thấymình đang mất đi một số mối thâm tình khác, như Myanmar là một ví dụ. TrungQuốc không muốn mất thêm một quân bài và đối tác chiến lược như Triều Tiên.
2. Duy trì 'vùng đệm'
Trung Quốc có thể không thích thực tế là Kim Jong Un đang chơi một trò nguyhiểm. Nhưng Trung Quốc vẫn cần Triều Tiên đóng vai trò làm 'vùng đệm' an ninh chomình.
Một quốc gia không mạnh về kinh tế như Triều Tiên sẽ giúp cách ly Trung Quốckhỏi một khu vực tràn đầy sinh khí như Hàn Quốc.
Nhưng nếu một viễn cảnh mở ra mà trong đó Mỹ và các quốc gia đồng minh đứngngay ở biên giới phía đông bắc - đó sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Trung Quốc không bao giờ chấp nhận việc các binh sĩ Mỹ lái xe jeep hoặc xe tăng cách lãnhthổ của mình vài bước, hoặc các thương nhân Nhật Bản và Hàn Quốc đứng thoải máigần sông Hoàng Hà. Đến nay,Đông Bắc Á vẫn trong một 'cuộc chơi quyền lực' giữa các nước như hồi thế kỷ 19.
3. Dân nhập cư - cái giá quá lớn và là mối đe dọa tới ổn định
Một nước Triều Tiên quá độ - dù là mở cửa hay là sụp đổ - đều dẫn đến việcmột làn sóng di cư ồ ạt ra nước ngoài.
Nếu như điều đó xảy ra, phần lớn người Triều Tiên sẽ đổ sang Trung Quốc chứkhông liều mạng vượt qua vùng biên giới dày đặc mìn với Hàn Quốc.
Trung Quốc hẳn vẫn còn nhớ tới những gì xảy ra trong các năm đói kém hồinhững năm 1990, bất chấp các cảnh báo và các hình phạt nặng nề như tra tấn haythậm chí là cái chết rình rập, hàng chục ngàn người Triều Tiên vẫn bỏ trốn sangTrung Quốc để không bị chết đói.
Lúc này khó xảy ra một trận đói kiểu như vậy nữa, nhưng Trung Quốc vẫn longại về việc không thể kiểm soát tình hình nếu như một cuộc chiến hoặc khủnghoảng nổ ra, khiến cho hàng trăm ngàn người Triều Tiên sẽ vượt sông Hoàng Hà đểđổ vào Trung Quốc.
Khả năng làn sóng nhập cư ùa vào không chỉ gây thiệt hại nặng mà còn có thểnổ ra căng thẳng về dân tộc trong khu vực, 'đụng' đến vấn đề ưu tiên hàng đầucủa Trung Quốc là: ổn định.
4. Đất nước liền một dải trên bán đảo Triều Tiên có thể là một nguy cơ đối vớiTrung Quốc
Trongthập kỷ vừa qua, Hàn Quốc và dân số chưa quá 50 triệu người đã trở thành mộttrong số mười quốc gia có sản lượng công nghiệp cao nhất thế giới.
Cũng như khi Hàn Quốc chiếm các thị phần của Nhật trong hai thập kỷ trước,một nước Triều-Hàn thống nhất có thể sẽ trở thành một đối thủ 'khó nhằn' của BắcKinh. Các học giả ở Seoul đã nhìn vào ví dụ thống nhất từ nước Đức. Việc tạo nên các khu công nghiệp chung Nam - Bắc như Kaesong hoặccác dự án khác ở cả hai miền sử dụng những nhân lực có tài năng và kỷ luật cóthể sẽ là một mối đe dọa về kinh tế cho các đối thủ cạnh tranh láng giềng.
Trung Quốc cũng để mắt tới các khoáng sản của Triều Tiên, bao gồm các kimloại đất hiếm với tổng trị giá lên tới 3-5 nghìn tỉ USD. Họ chỉ có thể mua được số nguyên liệu này ổn định nếu quan hệ tốt với Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, nhà quan sát Philip Bowring nhận định về giả thuyết Triều Tiên vàHàn Quốc có thể hòa giải và thống nhất như sau: Triều - Hàn sẽ không bao giờ làmột quốc gia rộng lớn, nhưng sự kết hợp giữa ảnh hưởng trên toàn cầu củaHàn Quốc đối với công nghệ và văn hóa đại chúng với nguồn năng lượng có thể hồisinh cả vùng phía bắc - cũng gồm dân số trẻ - chính là một viễn cảnh không thểkhông nhức nhối đối với Bắc Kinh.
5. Kết hợp cả các nguyên nhân trên
Trung Quốc cung cấp điện, năng lượng, thực phẩm, hàng hóa và trợ giúp choTriều Tiên để giúp cho quốc gia này ổn định và là một vùng đệm trong một mốiquan hệ nhập nhằng và thường gây bực dọc.
Tất cả các viễn cảnh trước đó đều khiến Trung Quố tính toán về lợi ích củahọ, một sự thay đổi so với tình trạng hiện tại có thể khiến cho các nhà hoạchđịnh của Trung Quốc phiền lòng.
Bắc Kinh thường hay than phiền việc Mỹ tìm cách 'kiềm chế' họ. Nhưng trongsuốt một thập kỷ, Triều Tiên nhiều lần vượt 'vạch đỏ' - từ việc thanh sát hạtnhân của IAEA cho tới các vụ thử nghiệm hạt nhân - Washington đều trông cậy vàoBắc Kinh để tổ chức các chính sách đối với Bình Nhưỡng.
Trung Quốc lại muốn kiểm soát mối quan hệ thông qua các cuộc đàm phán sáu bêngiờ đã gần như hết hy vọng. Một số nhân vật diều hâu ở Mỹ tin rằng việc TrungQuốc bỏ phiếu cho nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc chống lại Triều Tiênhồi tháng Hai vừa qua một phần là vì một sự chia rẽ không thể tránh khỏi giữa Mỹvà Triều Tiên.
Một số tiếng nói trung lập hơn như của Scott Snyder tại Hội đồng Quan hệ Quốctế ở Washington lại lập luận: "Mỹ đang tìm cách có thêm sự hợp tác từ TrungQuốc, nhưng cũng vẫn theo đuổi đối thoại trực tiếp" với Bình Nhưỡng.
Lê Thu(theo CSM)