Những dự án chinh phục vũ trụ bằng vệ tinh Make in Vietnam_ltd argentina

Vệ tinh Nano F-1

Đây là vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên do một tập đoàn tư nhân Việt Nam tự chế tạo được phóng lên quỹ đạo. Vệ tinh Nano F-1 được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào ngày 21/7/2012. 

Nano F-1 là thành quả nghiên cứu của Phòng Nghiên cứu Không gian FPT (FSpace) thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT. 

Vệ tinh F-1 có kích thước 10x10x10cm và nặng 1kg. Trên vệ tinh nano F-1 có gắn một camera độ phân giải thấp (640x480) để chụp ảnh trái đất; một cảm biến từ trường 3 trục để phục vụ hệ thống xác định tư thế vệ tinh và một số cảm biến nhiệt độ để thu thập dữ liệu từ môi trường không gian.

{keywords}
Vệ tinh nano F-1 của Viện Nghiên cứu Công nghệ Đại học FPT.

Mục đích chính của việc nghiên cứu,ữngdựánchinhphụcvũtrụbằngvệltd argentina phát triển vệ tinh nano F-1 là để xây dựng đội ngũ nhân sự người Việt có khả năng nắm bắt và làm chủ công nghệ vũ trụ thông qua việc thiết kế, chế tạo vệ tinh và trạm mặt đất dùng để điều khiển vệ tinh. 

Việc phóng thành công vệ tinh nano F-1 là sự kiện quan trọng đánh dấu năng lực chế tạo vệ tinh đầu tiên do chính những nhà nghiên cứu trẻ của một trường đại học Việt Nam thực hiện.

Thành công này góp phần chứng minh người Việt Nam có thể tự làm chủ công nghệ vũ trụ, mở đường cho các dự án chinh phục vũ trụ của người Việt Nam sau này. Tuy vậy, có một điều đáng tiếc khi vệ tinh nano F-1 đã bị mất tín hiệu khi được thả ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS)

Vệ tinh PicoDragon 

Vệ tinh PicoDragon được phóng lên trạm vũ trụ (ISS) vào ngày 4/8/2013. Sau hơn 3 tháng được lưu giữ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), ngày 19/11/2013 (giờ Việt Nam), PicoDragon được đưa vào quỹ đạo. Đây cũng là vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên của Việt Nam hoạt động thành công ngoài không gian.

Vệ tinh Pico Dragon có kích thước 10 x 10 x 11,35 cm, khối lượng 1 kg. Đây là sản phẩm được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư, nghiên cứu viên trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam). 

{keywords}
Mô hình tỷ lệ 1:1 của vệ tinh PicoDragon. Ảnh: Trọng Đạt

Trong quá trình chế tạo vệ tinh PicoDragon, toàn bộ các bước trong quá trình phát triển vệ tinh từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, tích hợp đến thử nghiệm đều được thực hiện tại Việt Nam. 

Riêng việc thử nghiệm rung động, nhiệt cho vệ tinh được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Giáo sư S.Nakasuka - Đại học Tokyo và một số thử nghiệm khác tại Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Công ty Hàng không vũ trụ IHI (Nhật Bản). 

Nhiệm vụ của vệ tinh PicoDragon là chụp ảnh Trái Đất, đo đạc một số thông số vệ tinh và môi trường vũ trụ bởi các cảm biến gắn trên vệ tinh và thử nghiệm thông tin liên lạc với mặt đất.

Vệ tinh MicroDragon 

MicroDragon được phóng lên vũ trụ vào ngày 18/1/2019. Vệ tinh này được phát triển bởi 36 học viên là các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia từ JAXA và các giáo sư của Viện Kỹ thuật Công nghệ Kyushu, KyuTech (Nhật Bản).

Để đạt được kết quả này, nhóm học viên Việt Nam đã theo học tại 5 trường Đại học hàng đầu Nhật Bản gồm: Đại học Tokyo, Đại học Keio, Đại học Hokkaido, Đại học Tohoku và Học viện Công nghệ Kyushu từ năm 2013 - 2017.

{keywords}
Phiên bản mô hình của vệ tinh MicroDragon. Ảnh: Trọng Đạt

MicroDragon là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản, bộ phận của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam).

Đây là vệ tinh có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. 

{keywords}
Các kỹ sư Việt Nam trong quá trình học tập và thực hành chế tạo vệ tinh MicroDragon tại Nhật Bản.

MicroDragon sử dụng hệ hai máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF), có thể chụp được ở 12 dải phổ (từ 412nm-1.020nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78m, kích thước ảnh khoảng 36×48km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 500km.

Dữ liệu ảnh từ vệ tinh MicroDragon gửi về là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng thế giới, từ đó giúp Việt Nam tăng cường khả năng đáp ứng nhanh trong các hoạt động phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Vệ tinh NanoDragon

NanoDragon là vệ tinh mới nhất do người Việt Nam phát triển. Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vào ngày 9/11/2021 vừa qua. 

NanoDragon là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano. Vệ tinh này nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng của vệ tinh NanoDragon hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC).

{keywords}
Mô hình vệ tinh NanoDragon vừa được phóng lên vũ trụ hồi đầu tháng 11/2021. Ảnh: Trọng Đạt

NanoDragon là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021. 

Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. 

Trọng Đạt

Phóng thành công vệ tinh NanoDragon Make in Vietnam

Phóng thành công vệ tinh NanoDragon Make in Vietnam

7 giờ 55 phút 16 giây ngày 9/11 (giờ Việt Nam), vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác đã chính thức được tên lửa Epsilon số 5 mang vào quỹ đạo.   

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Công bố thanh tra cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng ở 3 tỉnh
下一篇:Triển lãm tôn vinh Sketch+