Ngày còn yêu nhau,ồngnợnầnthổlộdựđịnhkhiếntôibậtkhóket qua c2 chồng tôi thổ lộ, sau khi lập gia đình sẽ không để vợ con phải khổ. Anh luôn mong vợ con được sống thoải mái, tiền tiêu không phải nghĩ. Chồng tôi bảo chỉ có con đường kinh doanh riêng, ước mơ đó mới sớm thành hiện thực.
Sau khi cưới, vì vợ chồng tôi sinh con ngay nên bận rộn với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, chẳng có thời gian nghĩ đến chuyện buôn bán.
Cách đây hơn một năm, chồng nghe mọi người rỉ tai nhập trái cây về bán và phân phối cho các cửa hàng nhỏ sẽ kiếm được tiền. Về nhà, anh bàn với tôi kế hoạch kinh doanh hoa quả.
Tôi vốn dĩ không phải là người đam mê kinh doanh, biết nguyện vọng của chồng nhưng sợ mọi chuyện đổ bể lại gánh nợ trên vai. Anh kiên trì thuyết phục tôi và hứa sẽ dừng lại khi thấy không ổn.
Thực lòng, kinh doanh có thể thành công nhưng cũng có thể thất bại. Khi thất bại lại gồng gánh trả nợ, khổ cả gia đình. Tôi phân tích cho chồng nhưng anh không đồng ý.
Chồng tôi luôn suy nghĩ rằng, muốn giàu nhanh và bằng người ta phải vượt qua cuộc sống bình yên qua ngày. Anh muốn bước chân vào thương trường để kiếm được nhiều hơn đồng lương nhận được hàng tháng.
Thấy chồng quyết tâm lớn, tôi chẳng dám cản. Trong nhà có hơn 200 triệu đồng, tôi đưa cho anh làm vốn. Ngoài ra, anh còn vay mượn thêm được một số tiền khá lớn.
Lúc đầu, việc kinh doanh có phần thuận lợi. Anh tự tin sẽ sớm mở rộng thêm vài cửa hàng. Tôi khuyên cứ bình tĩnh vì không nên vội đầu tư dàn trải.
Một thời gian sau, xung quanh mọc thêm nhiều cửa hàng mới, việc kinh doanh chậm lại. Hàng hóa nhập về ế ẩm, nhiều mối lấy hàng sập tiệm nên cửa hàng rơi vào tình trạng thua lỗ, hụt vốn. Anh bỏ cuộc khi cảm thấy kinh tế không thể bù lỗ được nữa.
Tổng kết sau lần kinh doanh đầu tiên, anh âm vốn và nợ thêm 500 triệu đồng. Tôi tưởng anh sẽ bỏ cuộc hoàn toàn nhưng không phải vậy.
Anh muốn thử sức lại, tôi không đồng ý. Những ngày sau đó, anh dằn vặt, phàn nàn khiến vợ con vô cùng khổ sở. Anh hứa chỉ nốt một lần nữa, nếu không thành công sẽ không bao giờ nghĩ đến kinh doanh.
Vì thương anh, tôi vay mượn hai bên nội ngoại được vài trăm triệu đồng cho anh làm lại từ đầu. Anh tự tin lần này sẽ thành công vì đã tìm hiểu kỹ. Tuy nhiên, thời điểm sau dịch Covid-19, làm ăn chật vật, khách thắt chặt chi tiêu, kinh doanh lại đổ vỡ.
Tôi tiếc tiền cho hai lần đổ vốn rồi mất sạch, còn nợ gần một tỷ đồng. Tôi và anh gồng gánh trả nợ đến nay chưa vơi được bao nhiêu. Nhiều khi tôi nản quá mà không biết cách nào để giải thoát.
Mới đây, anh thổ lộ nguyện vọng kinh doanh lần 3 vì muốn thử sức lần cuối cùng. Anh nói với cả nhà là không muốn chịu cảnh đi làm thuê.
Nghe anh nói xong, tôi bật khóc, mong chồng từ bỏ kế hoạch này. Tôi muốn anh tập trung đi làm công ăn lương để cùng vợ trả dần khoản nợ lớn, sau đó tính tiếp. Anh đồng ý cho qua chuyện nhưng tỏ vẻ không hào hứng với việc đi làm như trước đây.
Tôi tuyên bố, nếu anh còn tham vọng kinh doanh, phải tự tìm vốn. Tôi sẽ không đi vay nợ thêm lần nào nữa. Trong trường hợp đổ bể, anh phải tự gánh lấy trách nhiệm trả nợ, vợ con không liên quan.
Tôi yêu cầu anh sớm tìm việc làm để vợ con đỡ khổ, không thể sống dựa vào khoản lương của vợ. Hàng ngày, cả nhà cần tiền để sống, đừng ảo mộng theo những mong muốn kinh doanh chưa biết kết quả thế nào.
Theo Dân trí
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)