Trung Quốc đang sản xuất hàng loạt tên lửa DF-26,ộcđuatíchtrữtênlửaởchâuÁvìcăngthẳngMỹđội hình eintracht frankfurt gặp borussia mönchengladbach một vũ khí đa năng có tầm bắn lên tới 4.000km, trong khi Mỹ hiện phát triển nhiều vũ khí mới nhằm ứng phó với Bắc Kinh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Các tên lửa DF-26 của Trung Quốc tham gia một cuộc diễu binh ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, các quốc gia khác trong khu vực cũng đang thu mua hoặc phát triển những tên lửa mới của riêng họ, bắt nguồn từ những nỗi lo an ninh về Trung Quốc và mong muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
Nhiều chuyên gia phân tích, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự nhận định, trước khi kết thúc thập kỷ này, châu Á sẽ bùng nổ các tên lửa thông thường bay xa hơn và nhanh hơn, sở hữu sức công phá mạnh hơn và tinh vi hơn bao giờ hết, một sự thay đổi rõ rệt và nguy hiểm so với những năm gần đây.
Các nhà quan sát cho biết, những loại vũ khí như vậy ngày càng tăng độ chính xác và có giá cả phải chăng hơn. Và khi một số nước tích trữ chúng, các nước láng giềng cũng không muốn bị kém cạnh. Đối với họ, tên lửa mang đến nhiều lợi ích chiến lược như ngăn chặn kẻ thù, tăng cường vị thế với các đồng minh và có thể là một mặt hàng xuất khẩu béo bở.
Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương David Santoro tin rằng, dù chưa rõ các tác động lâu dài của xu hướng trên nhưng khó có khả năng những vũ khí mới có thể xoa dịu đối đầu và giúp duy trì hòa bình. Thay vào đó, việc trang bị tên lửa có thể sẽ làm dấy lên nghi ngờ, kích hoạt các cuộc chạy đua vũ trang, gia tăng căng thẳng và cuối cùng là gây ra khủng hoảng, thậm chí chiến tranh.
Mỹ tính đưa tên lửa áp sát Trung Quốc
Theo các báo cáo quân sự 2021 chưa công bố, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM) có kế hoạch triển khai các tên lửa tầm xa mới ở “các mạng lưới tấn công chính xác, có khả năng chống chịu cao dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm Nhật và các đảo Thái Bình Dương khác bao quanh những bờ biển phía đông của Trung Quốc và Nga.
Các vũ khí mới bao gồm cả tên lửa siêu thanh tầm xa (LRHW), có thể mang theo đầu đạn di chuyển với tốc độ nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 2.775km.
Một phát ngôn viên của INDOPACOM tiết lộ, nhà chức trách Mỹ vẫn chưa "chốt" nơi triển khai các tên lửa mới. Cho đến nay, hầu hết các đồng minh của Washington trong khu vực đều tỏ ra do dự không muốn trở thành nơi dung chứa chúng. Các nhà phân tích tin, tiếp nhận các tên lửa Mỹ, nằm dưới sự kiểm soát của chính quân đội Mỹ sẽ khiến các nước phải đương đầu với phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Trong khi đó, nếu số vũ khí này được lắp đặt tại Guam, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ, LRHW sẽ không có khả năng chạm tới lãnh thổ Trung Quốc.
Một nguồn tin giấu tên thân cận với quá trình hoạch định chính sách của Nhật nói, đất nước mặt trời mọc, nơi có hơn 54.000 lính Mỹ đang đồn trú, có thể cho lắp đặt một số khẩu đội tên lửa mới của Washington trên quần đảo Okinawa của nước này. Song, điều này đi kèm với việc Washington nhiều khả năng sẽ phải rút bớt các lực lượng khác.
Các đồng minh Mỹ tự chế tên lửa
Một số đồng minh của Mỹ đang phát triển kho vũ khí của riêng họ. Australia gần đây tuyên bố sẽ chi 100 tỷ USD trong 20 năm để phát triển các tên lửa tiên tiến.
"Covid-19 và Trung Quốc đã cho thấy, phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng mặt hàng then chốt toàn cầu rộng lớn như vậy trong thời kỳ khủng hoảng và trong chiến tranh là một sai lầm. Vì vậy, cần có tư duy chiến lược hợp lý để xây dựng năng lực sản xuất ở Australia, kể cả các tên lửa tân tiến", chuyên gia Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia giải thích.
Nhật cũng chi hàng triệu USD để phát triển các vũ khí tầm xa, phóng từ trên không và đang tạo ra một phiên bản tên lửa chống hạm lắp đặt trên xe tải có tên Type 12, với tầm bắn dự kiến 1.000km.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc là nước triển khai chương trình tên lửa đạn đạo nội địa mạnh mẽ nhất. Chương trình này càng được thúc đẩy bằng một thỏa thuận gần đây với Washington nhằm giảm các hạn chế song phương về khả năng này. Đáng chú ý, tên lửa Hyunmoo-4 của Hàn Quốc với tầm bắn 800km, có thể vươn xa tới bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Động thái của Hàn Quốc được cho là dễ hiểu vì nước này đang trong cuộc chạy đua tên lửa nóng bỏng với Triều Tiên. Bình Nhưỡng gần đây đã cho thử nghiệm một phiên bản nâng cấp của tên lửa KN-23 trang bị đầu đạn nặng 2,5 tấn, dường như nhằm đánh bại đầu đạn nặng 2 tấn của Hyunmoo-4.
Kelsey Davenport, Giám đốc phụ trách chính sách không phổ biến vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí ở Washington lưu ý, dù Triều Tiên dường như vẫn là động lực chính thúc đẩy việc mở rộng kho tên lửa của nước láng giềng, nhưng Seoul rõ ràng đang theo đuổi các hệ thống có tầm bắn "vượt quá mức cần thiết để chống lại Bình Nhưỡng”.
Khi cuộc chạy đua vũ trang leo thang, các nhà phân tích cho rằng, những tên lửa đáng lo ngại nhất là loại có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, làm gia tăng nguy cơ dẫn tới một cuộc tấn công hạt nhân. Cả Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đều đang có trong tay những loại vũ khí như vậy.
Hạ nghị sĩ Mike Rogers, thành viên cấp cao của Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ quả quyết, bất chấp những lo ngại, Washington "sẽ tiếp tục khuyến khích các đồng minh và đối tác đầu tư vào các khả năng quốc phòng tương thích với những hoạt động phối hợp".
Tuấn Anh
Nhật cảnh báo hậu quả gia tăng đối đầu Mỹ - Trung
Nhật cảnh báo, căng thẳng quân sự cùng sự đối đầu kinh tế và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á, khi cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Bắc Kinh.