Chị ngồi xếp hàng chung với mọi người. Gương mặt chị buồn. Chúng tôi đến gần,ờnghìntrongtúicơmnghĩatìnhcủangườiđànôngởbệnhviệnUngBướtỷ lệ cá cược bóng đá pháp hỏi chị: 'Chị ngồi đây lâu chưa?' 'Dạ, từ lúc 2 giờ. Từ khi lên đây chữa bệnh, ngày nào em cũng ra đây chờ để nhận cơm từ thiện...'
Bữa cơm trước cổng bệnh viện
Chị là một trong số hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Ung Bướu trên đường Nơ Trang Long (P.7, Q. Bình Thạnh, TP.HCM). Chị tên Nguyễn Bích Kịp 49 tuổi, nhà ở tận Năm Căn (Cà Mau).
Mấy năm trước, phát hiện ung thư vú, chị vào điều trị tại bệnh viện Cà Mau. Sau đợt phẫu thuật được 2 năm, bệnh có dấu hiệu di căn...
Cơm có thịt, chỉ cần xếp hàng là có. |
Nhiều người nói với chị, nếu di căn, sống không quá 3 tháng. Sợ quá, vợ chồng chị bán hết tài sản lên Sài Gòn chữa bệnh.
Suốt một năm nay, sau nhiều lần phẫu thuật, bệnh tình thì chưa thể kết luận được nhưng tiền bạc không còn. Chồng chị đành phải xa chị. Hàng ngày anh đi làm thợ hồ ở Bình Dương để kiếm cơm qua ngày. Ở quê nhà, 3 đứa con trai tự mày mò kiếm sống.
Hàng người mỗi lúc một dài thêm. Những người xếp hàng ở đây đều là bệnh nhân trong bệnh viện Ung Bướu. Đa số đều đội mũ, gương mặt hốc hác và áo quần giản dị. Chị Kịp cho biết, những bệnh nhân như chị xếp hàng chờ nhận cơm đều có cuộc sống hết sức khó khăn. Có người sau nhiều năm điều trị trở nên trắng tay. Hoàn cảnh rất đáng thương ...
Chị Nguyễn Bích Kịp |
Chị lấy chiếc mũ xuống. Đầu chị không còn sợi tóc. Những bệnh nhân ung thư qua phẫu thuật đều thế. 'Buồn lắm anh ạ', chị nói. 'Cũng may nhờ có cơm từ thiện Ba Cu này mà một năm nay em vượt qua được khó khăn. Cơm ngon. Người phát ân cần lịch sự'. Vậy thì còn gì bằng ...
Phía đối diện, một hàng khá dài. Họ xếp hàng dọc theo tường rào bệnh viện. Thần sắc những người này tươi tỉnh hơn bởi đây là người nuôi bệnh và một số có cuộc sống khó khăn ở địa phương.
Càng về chiều, người đến với nơi đây càng đông. Ai nấy đều biết giữ gìn trật tự, xếp hàng đúng theo qui định. Trên cây cạnh cổng bệnh viện, một tấm biển ghi rõ dòng chữ: 'Cơm có thịt miễn phí, chỉ cần xếp hàng là có'.
Một lúc sau đó, có chiếc xe gắn máy ghé lại. Trên xe, một thùng cơm, một giỏ canh khá nặng đã được chia sẵn thành từng túi ni lông. Nhiều thanh niên lao vào mở dây chằng, khiêng xuống đưa vào vị trí.
Đúng 3h chiều, một chiếc xe du lịch loại nhỏ mang dòng chữ 'Quán cơm Ba Cu' tấp vào. Các cửa mở ra. Từng mâm thức ăn được bưng xuống xếp hàng ngay ngắn theo từng chủng loại. Các thanh niên nam nữ ai vào vị trí nấy.
Xe chở cơm đến |
Người múc cơm vào hộp để thành từng chồng. Những bệnh nhân ung thư đã đứng dậy. Một người đàn ông phát cho mỗi người một chiếc thẻ. Cầm thẻ tiến vào, 'Con cho cô cơm đùi gà đi', một phụ nữ đứng tuổi nói.
Thức ăn được múc vào hộp đậy nắp trao cho chị. Chị bước tới, nhận một túi canh trong đó có đũa muỗng từ tay một cô gái thật xinh. Tiếp đến, một cô gái khác phát từng bịch sữa. Cuối cùng, một anh thanh niên tay cầm xấp tiền mệnh giá 20.000đ trao cho mỗi người một tờ rồi thu lại thẻ.
Buông dao, đồ tể cũng thành Phật
Chúng tôi gặp chị Kịp sau khi chị nhận xong phần cơm. Chị cười với chúng tôi: 'Hôm nay cơm ngon lắm anh ơi. Đã nhiều năm nay cứ một tuần 5 ngày từ thứ 2 đến thứ 6, cơm Ba Cu đều đặn đến với bệnh nhân kém may mắn. Những bữa cơm như thế làm ấm lòng lắm anh ạ'.
Không riêng gì chị Kịp, nhiều bệnh nhân khác cũng vui ra mặt. Dọc theo dòng người đang xếp hàng, một người đàn ông đứng tuổi tay cầm chiếc loa theo dõi mọi diễn biến. Thỉnh thoảng ông đưa loa lên thông báo mọi người không chen lấn và xếp hàng đúng theo thành phần. Tất cả răm rắp. Ông là Nguyễn Thanh Cường, chủ quán cơm Ba Cu. Giải thích cho chúng tôi vì sao có chữ Ba Cu, ông cười thật tươi cho biết, đó là viết tắt của tên con và tên ông: Bảo Cường.
Múc cơm vào hộp |
Người đến nhận cơm từ thiện Ba Cu khá đông. Trước mắt chúng tôi ước tính có thể lên đến hơn 500 người. Cứ xếp hàng là có. Đúng như dòng chữ đã ghi và ai nấy đều vui mừng hớn hở. Người nhận vui vì của cho không bằng cách cho. Cơm Ba Cu đến với mọi người thật trân trọng và thật chân tình. Nhìn cung cách của những người thực hiện, chúng tôi ghi nhận được tấm lòng của họ.
Ông Cường cho biết, những anh em đứng phân chia cơm đều tự nguyện làm không công. Họ là những thanh niên nam nữ còn trẻ, cũng có đôi chút cá biệt nhưng có thiện tâm giúp ông từ nhiều năm nay.
Toàn bộ kinh phí cho bữa cơm từ thiện này, được biết là của một mình ông. Chia sẻ với chúng tôi, ông nói: 'Tôi không kêu gọi tài trợ vì chính tôi, tôi có đủ khả năng để làm việc này. Tuy nhiên nếu có ai tham gia thì vui thêm chứ sao'.
Phát thẻ |
Chúng tôi hỏi: 'Ông nghĩ sao khi có nhiều nguồn dư luận nói về quá khứ không tốt của ông?'. Ông cười thật lớn: 'Ai có nói gì cũng chưa phản ảnh hết quá khứ của tôi đâu. Với tôi đó là quá khứ. Chỉ cần biết hôm nay tôi làm những việc này, hi vọng sẽ giúp mọi người qua được khó khăn, là tấm gương tốt cho những ai muốn noi theo'.
Nhận canh sau khi đã có cơm |
Người nhận cơm đã thưa dần rồi chấm dứt. Đúng như dự đoán, hơn 500 phần cơm được trao tận tay những mảnh đời khốn khó. Đoàn người của Ba Cu thu dọn rồi rời khỏi nơi đây...
Chúng tôi ra về. Bên tai chúng tôi còn văng vẳng lời của một anh xe ôm đã nói. Ông Cường trước đây làm nhiều việc không tốt. Đó có thể do tuổi trẻ còn bồng bột. Bây giờ tuổi đã về chiều, 3 đứa con đã nên người và hàng ngày ông làm việc thiện thì chúng ta cũng không nên nhắc đến những chuyện quá khứ làm gì. 'Buông dao xuống, đồ tể cũng thành Phật. Phải không anh?'.
Vâng, đúng thế. Chúng tôi mong ông tìm được niềm vui và thanh thản trong cuộc sống đầy bon chen này.
Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.
(责任编辑:Cúp C2)