Uống rượu bia những ngày Tết Nguyên Đán thế nào để ít có hại sức khỏe nhất?_keo 88
作者:Thể thao 来源:Thể thao 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-16 05:18:36 评论数:
Dịp nghỉ Tết,ốngrượubianhữngngàyTếtNguyênĐánthếnàođểítcóhạisứckhỏenhấkeo 88 chuyện ăn uống, chúc tụng và bị mời uống bia rượu là không thể tránh khỏi. Tôi cũng rất ngại từ chối người khác vào dịp đầu năm mới. Vậy nên uống khoảng bao nhiêu rượu bia thì an toàn cho cơ thể. Tôi có nên mua thuốc giải rượu uống nếu quá say không thưa bác sĩ? (Văn Thành, 35 tuổi, Bình Dương)
Bác sĩ chuyên khoa 1 Bùi Thị Yến Nhi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3, trả lời:
Do ảnh hưởng quan niệm “vô tửu bất thành lễ” nên ngày Tết là một lý do để mời rượu chúc xuân và diễn ra những cuộc nhậu ngày đầu năm mới. Rất nhiều người uống đến mức say, mệt mỏi, đờ đẫn, thậm chí viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, gây ra tai nạn giao thông,... trong những ngày xuân.
Có ba con đường chuyển hóa rượu ở trong cơ thể người là tại gan, qua tuyến mồ hôi trên da, thông qua hệ hô hấp. Trong đó, khoảng 90% được chuyển hóa thông qua hệ thống men của gan nhờ hai enzym chủ yếu là alcohol dehydrogenase và aldehyde dehydrogenase, tạo ra sản phẩm cuối cùng là carbon dioxide và nước.
Khi cơ thể có hai loại men trên, rượu sẽ được phân hủy nhanh hơn, hệ thần kinh trung ương ít bị ảnh hưởng bởi rượu. Nhưng khi uống rượu quá nhiều và quá nhanh, vượt khả năng phân hủy của men hay khi thiếu hụt một phần hay hoàn toàn men chuyển hóa, người đó sẽ rơi vào tình trạng say rượu.
“Thuốc giải rượu” thực chất là để tăng cường chức năng hoạt động của hệ thống men gan từ đó tăng phân hủy rượu, giúp bạn mau tỉnh táo, loại bỏ cảm giác nôn nao kéo dài sau khi uống rượu.
Song khả năng của gan có hạn, nó chỉ sản sinh lượng enzyme nhất định mỗi giờ, ứng với lượng cồn nhất định được chuyển hóa. Vậy nên, nếu bạn uống quá nhiều gan sẽ không kịp sản xuất lượng enzyme này.
Một người có say hay không say phụ thuộc vào nồng độ ethanol trong máu. Lưu ý, khả năng dung nạp ethanol ở mỗi người cũng không giống nhau.
Nồng độ ethanol trong máu | Biểu hiện của cơ thể |
0,05 - 0,1% | Bắt đầu có cảm giác say nhẹ |
0,3% | Dáng đi loạng choạng, nói không kiểm soát |
0,5% trở lên | Nguy cơ tử vong |
Từ xa xưa, cổ nhân đã dùng rượu để tế lễ trời đất, cúng giỗ, ma chay, cưới xin hay chỉ đơn giản là thú vui uống rượu ngâm thơ. Vì vậy, nền y học cổ truyền cũng đã ghi nhận một số dược liệu hỗ trợ giải rượu. Cụ thể như:
- Sắn dây: Đây là loại thuốc được ứng dụng nhiều nhất để giải rượu, giúp cải thiện các rối loạn chuyển hóa, trao đổi chất do rượu gây ra.
- Nước sắc đậu xanh, hoặc đậu xanh và cam thảo nấu lên có thể giúp giảm nôn ói, bảo vệ gan, làm cho mau tỉnh sau say rượu. Cúc hoa và thạch quyết minh dùng để pha trà, uống sau khi say sẽ làm giảm tác hại của rượu.
- Nước mật ong: Thành phần chủ yếu là đường Fructose, có khả năng thúc đẩy phân hủy và hạn chế hấp thu cồn hiệu quả, từ đó làm giảm nồng độ cồn trong máu, giúp tinh thần nhanh tỉnh táo, loại bỏ đau đầu, chóng mặt, cảm giác nôn nao sau khi uống rượu.
Ngoài ra, uống nước ép vỏ dưa hấu sau khi uống rượu làm giảm nôn nao, chóng mặt, đau đầu, nôn ra nước chua sau uống, lợi tiểu tiện, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa rượu.
Bạn cần nhớ rằng không có một “thần dược” nào để cho ngàn chén không say. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và du xuân an toàn, tốt nhất chúng ta không nên dùng rượu bia hay mời rượu. Nếu bắt buộc phải uống, chỉ uống trong giới hạn cho phép và có kiểm soát để tránh nhiều hệ lụy.
Nếu không thể tránh được rượu bia, chúng ta cần chú ý vài điểm sau để không bị say rượu:
- Ăn trước khi uống rượu bia. Tránh để bụng rỗng khi uống rượu bia, vì khi đói khả năng hấp thu rượu của đường ruột sẽ nhanh hơn, làm người uống dễ say.
- Trước nửa giờ khi đi uống rượu, bạn có thể uống một bình sữa nhỏ (sữa tươi nguyên chất là tốt nhất) vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày ngăn ngừa tình trạng viêm dạ dày do rượu vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy ethanol.
- Không nên uống rượu quá nhanh, quá nhiều cùng lúc, sẽ làm tăng áp lực cho gan, khiến gan không kịp chuyển hóa rượu.
Uống một lon bia lúc 19h, ba tiếng sau cơ thể còn nồng độ cồn không?Theo chuyên gia, thông thường, một đơn vị cồn mất 1 tiếng để gan đào thải hết và 2 tiếng nữa để hết toàn bộ trong hơi thở. Như vậy, người uống một lon bia mất khoảng 3 tiếng để nồng độ cồn về 0%.