Suốt hơn hai tháng qua,độngchonhàmámonaco vs lille cứ hai đến ba ngày, mỗi nhân viên đang ở nhà vì giãn cách của công ty lại được hàng chục người trong bộ phận hành chính nhân sự gọi điện một lần.
Nội dung cuộc gọi gồm hỏi thăm sức khỏe gia đình nhân viên, tình trạng tiêm vaccine, việc mua thực phẩm và lắng nghe các khó khăn, mong muốn hỗ trợ của họ. Người gọi không quên chia sẻ về tình hình dịch trong khu vực, nhắc người nghe cẩn thận và luôn thực hiện 5K.
Việc này đã bắt đầu từ khi một số công nhân phải ở nhà do bị phong tỏa cho đến khi nhà máy phải đóng cửa hoàn toàn vì xuất hiện F0 trong quá trình thực hiện "ba tại chỗ".
Nội dung thu thập từ các cuộc gọi được tập hợp, báo cáo ban giám đốc để biết được tình trạng của nhân viên. Từ đó, ban lãnh đạo đưa ra các quyết định khôi phục sản xuất theo từng bước. Ví dụ: Những người được tiêm ít nhất một mũi vaccine sau 14 ngày mới được trở lại nhà máy, phân ra nhiều đợt vào công ty.
Nhưng quan trọng hơn, tổng giám đốc nói với các cấp quản lý rằng, giữa lúc khó khăn, công ty muốn gửi đến toàn bộ nhân viên một thông điệp: lãnh đạo sẽ làm tất cả để hỗ trợ ai cần. Ngoài ra, việc nhắc nhở nhân viên cẩn trọng để tránh dịch rất cần thiết.
Tháng tám, dù tài khoản công ty đang cạn dần do phải sản xuất cầm chừng trong thời gian dài, gánh thêm hàng chục tỷ đồng chi phí phát sinh khi thực hiện "ba tại chỗ", doanh thu giảm rất mạnh, nhưng ban giám đốc quyết định trích ngân sách 1,5 tỷ gọi là "quỹ tương trợ Covid-19" để giúp đỡ những ai khó khăn.
Chúng tôi đưa ra tiêu chí, lập danh sách và thực hiện ngay cứu trợ theo bốn mức. Đó là những người đang phải ở trọ trong thành phố, thu nhập các tháng gần đây ít, bản thân hoặc nhiều người trong gia đình là F0, phải nuôi nhiều người phụ thuộc, có người trong nhà ốm đau và những khó khăn khác. Nhân viên nào cần tiền, công ty chuyển ngay vào tài khoản. Những người cần thực phẩm và nhu yếu phẩm được đưa đến tận nhà dù lệnh phong tỏa siết chặt rất khó ra đường. Đã có gần 400 công nhân viên nhận được hỗ trợ của công ty để vượt qua những ngày khốn đốn nhất. "Nếu còn người khó khăn, các bạn phải đề xuất thêm ngay", tổng giám đốc yêu cầu.
Có thể bạn nghĩ "công ty giàu mới làm được thế". Vấn đề là công ty tôi chẳng hề dư giả trong hoàn cảnh sản xuất cầm chừng suốt gần nửa năm. Thật sự là mấy tháng qua, chúng tôi chỉ làm được hai việc, xoay xở làm sao để giữ doanh thu đỡ thiệt hại chừng nào hay chừng đó và cố gắng không bỏ lại nhân viên.
Chúng tôi, sau nhiều bàn thảo, đã thống nhất, lúc mình làm ăn ổn định, công nhân, nhân viên cùng đi với mình. Nay gặp khó khăn, mình không thể chỉ đặt lợi ích của công ty trên hết, lờ đi người đã song hành.
Nhà máy chúng tôi ở trong tâm dịch, ở vùng đỏ thật sự nên hiểu hơn ai hết các khó khăn của doanh nghiệp, người lao động. Tôi thực sự rất hiểu vì sao đoàn người về quê cho tới hôm nay vẫn rồng rắn bất chấp không có phương tiện và rủi ro. Họ cần một điểm tựa. Khi chưa thấy điểm tựa nào xung quanh, quê nhà là điểm tựa cuối.
Tuần này, công ty tôi đang quay lại sản xuất từng bước theo kế hoạch. Trong số 2.000 công nhân của chúng tôi, 700 người đã vào nhà máy làm việc "ba tại chỗ".
So với nhiều doanh nghiệp trong khu vực giờ này đang thiếu lao động, công ty tôi rất may mắn vì số người về quê gần như không đáng kể. Qua các cuộc điện thoại, họ cho biết "đang chờ công ty sắp xếp vô nhà máy".
Thay vì trách nhau vì sao để cho người lao động ra đi, tôi nghĩ chẳng cần tìm giải pháp đâu xa để giữ chân nhân lực.
Về phía Bộ Y tế và chính quyền địa phương, để giúp doanh nghiệp mau chóng đón công nhân quay trở lại nhà máy, nội hàm của chủ trương "sản xuất chung với Covid" cần được ban hành và áp dụng nhanh chóng vào thực tế để có cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp.
Ai cũng biết, những doanh nghiệp đang sản xuất "ba tại chỗ" chỉ mang tính cầm chừng, không lợi nhuận, thậm chí lỗ nhiều vì chi phí lớn, năng suất thấp. Chúng tôi lo lắng rằng, nếu mô hình này không được cơ quan quản lý sớm đưa ra mô hình mới thay thế, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền sản xuất phía Nam sẽ còn giảm.
Bên cạnh đó, những "thẻ xanh, thẻ vàng" và các quy định liên quan giúp đưa công nhân trở lại nhà máy vẫn còn nằm đâu đó, chưa thay đổi nhiều so với bình thường cũ. Cán bộ địa phương vẫn đang áp dụng với mỗi khu vực mỗi kiểu khiến doanh nghiệp và người lao động rất bối rối.
Ở công ty tôi, gần như toàn bộ người lao động đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine hoặc là những F0 đã bình phục, nhiều người đã tiêm đủ hai mũi sau 14 ngày vẫn không thể vào được nhà máy vì không qua được các chốt dọc đường. Những người đã tiêm hai mũi vaccine vẫn không ra được khỏi nơi phong tỏa, hoặc mỗi ba ngày họ cũng vẫn bị xét nghiệm một lần.
Các doanh nghiệp thật sự cần được chủ động hơn và tự chịu trách nhiệm một số vấn đề như cấp giấy chứng nhận cho công nhân viên hoặc phương tiện vận tải của doanh nghiệp. Nằm ngay trung tâm công nghiệp phía Nam, chúng tôi cũng không tìm thấy kênh chính thống nào cập nhật cho doanh nghiệp biết kế hoạch tiêm vaccine cho công nhân hay hiện trạng vùng mình đã chuyển sang vàng hay xanh chưa để dựa vào đó khôi phục hoạt động.
Nếu thông tin về chính sách được công bố nhanh và rõ ràng và mỗi công ty đừng để mất kết nối với người lao động của mình, tôi tin, có đuổi họ cũng không đi.
Đặng Quỳnh Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn 顶: 51475踩: 566
评论专区