当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

Ông xe ôm 14 năm miệt mài đi xin tiền cho học trò nghèo_kèo bóng đá số

14 năm vừa chạy xe ôm vừa làm khuyến học

Sau chuyến chở hàng cho khách từ thị xã Đức Phổ (huyện Mộ Đức,Ôngxeômnămmiệtmàiđixintiềnchohọctrònghèkèo bóng đá số tỉnh Quảng Ngãi) về, cất vội chiếc xe, ông mời tôi vào nhà. Rót nước mời khách, ông Được tâm sự: "Hai vợ chồng hồi mới cưới nhau về nghèo lắm, tôi thì chạy xe ôm, vợ chỉ quanh năm làm ruộng.

Sinh được hai đứa con trai trong cảnh nghèo, vừa làm lụng nuôi con ăn học vừa mong những đứa trẻ nghèo khác vơi bớt khó khăn nên tôi không quản ngại khó khăn, đi xin tiền hỗ trợ, rồi từ đó tôi gắn bó với công tác khuyến học", ông Được rưng rưng kể.

{keywords}
Ông Nguyễn Mậu Được chạy xe ôm để mưu sinh.

Suốt 30 năm qua, người dân xung quanh khu vực chợ Đồng Cát (Huyện Mộ Đức) đã quá quen với hình ảnh ông Được chạy xe ôm, chở hàng thuê bằng chiếc xe máy Dream cũ, chắp vá nên thường gọi ông là “Được xe ôm”.

Một ngày làm việc của ông Được bắt đầu từ sáng sớm cho đến tối mịt. Ông Được kể: “Đỉnh điểm, những ngày sắp tết Nguyên đán, người dân đi làm ăn xa, học sinh, sinh viên đi học về quê, xe chạy tuyến TP.Hồ Chí Minh - Mộ Đức vẫn thường về vào lúc 2 - 3h sáng, tôi phải dậy sớm chở khách, rồi 6 - 7h sáng bắt đầu nhận chở hàng thuê".

Ngoài cái tên "Được xe ôm", ông còn có một biệt danh khác là “Được khuyến học”. Bởi ông luôn nhiệt tình với các hoạt động khuyến học tại địa phương.

Chi hội khuyến học thôn Phước Luông thành lập 15 năm thì ông Được đã có 14 năm đồng hành.

7h tối, vừa trở về nhà sau một ngày rong ruổi ngoài đường để chở khách, nghe tin mạnh thường quân từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác về thăm quê, ông Được lại mang thư ngỏ đến xin hỗ trợ.

{keywords}
Ông Được mang vở đi tặng cho học sinh nghèo hiếu học.

“Tôi phải tranh thủ chứ ăn cơm rồi mới đi thì người ta đóng cửa đi ngủ mất. Những thời điểm quá bận rộn, tôi phải tận dụng mấy mươi phút buổi trưa chạy xe đến các nhà có con em là học sinh, sinh viên để thông báo cho các em về lịch họp mặt.

Tối, tôi tranh thủ thêm vài tiếng đồng hồ để đến một số nhà trong thôn vận động cho quỹ khuyến học. Gần đến ngày trao học bổng khuyến học, tôi nhờ hệ thống loa phát thanh của xã thông báo giúp", ông Được bộc bạch.

Thư ngỏ và quyển sổ tay danh sách những người ủng hộ cho phong trào khuyến học của thôn luôn được ông cất giữ cẩn thận để đến cuối năm ông Được làm báo cáo lên huyện, lên tỉnh.

Em Trần Phương Thảo Yến, học sinh lớp 9A, Trường THCS Đức Hòa tâm sự: "Vì nhà nghèo, mẹ đau ốm liên miên, em nhiều lúc muốn nghỉ học nhưng bác Được cùng các bác trong chi hội khuyến học hỏi thăm rồi động viên, khuyên nhủ tìm kinh phí hỗ trợ nên em có thêm động lực để đến trường".

{keywords}
 

Lan tỏa đam mê làm khuyến học

Bình quân mỗi năm, người đàn ông vốn nhọc nhằn mưu sinh bằng nghề chạy xe ôm lại đóng góp từ 1 - 1,5 triệu đồng vào quỹ khuyến học của thôn. Bởi với ông, niềm vui của các em học trò nghèo, được tặng vở, được hỗ trợ một chút ít tiền để vơi đi khó khăn là điều đáng trân quý.

Hiểu được tâm nguyện của cha, hàng năm, hai con của ông là anh Nguyễn Mậu Tiến hiện làm việc ở một tập đoàn và Nguyễn Mậu Công nhân viên ngân hàng tại TP.Hồ Chí Minh, đều đặn góp tiền cho quỹ khuyến học của thôn.

"Thấy ba tâm huyết với công tác khuyến học, cả nhà đều vui và ủng hộ. Vì hơn ai hết, đi lên từ gian khó, chúng tôi hiểu được rằng những hoạt động khuyến học có ý nghĩa như thế nào. Vì vậy, hai anh em chúng tôi cũng noi gương ba đóng góp cho quỹ khuyến học", anh Nguyễn Mậu Công, con trai ông Được tâm sự.

{keywords}
Niềm vui của học trò thôn Phước Luông khi được khen thưởng.

Bà Trần Thị Hiền (55 tuổi) vợ ông, làm nghề nông, quanh năm lao động vất vả là vậy nhưng chưa bao giờ phiền hà chuyện làm khuyến học của chồng. Ngược lại bà luôn ủng hộ, bởi bà hiểu đó là tâm nguyện cả đời của ông.

Gần đây, khi cuộc sống bớt khó khăn, được hai con mua cho chiếc ipad, ông Được tự mày mò sử dụng Facebook, Zalo để... làm khuyến học. Những trường hợp học sinh nghèo vượt khó, ông chụp ảnh và chia sẻ lên mạng để kêu gọi, mở rộng nguồn tài trợ.

Quỹ khuyến học của thôn nhờ đó tăng lên. Năm học 2019-2020, chị Trần Thị Thanh Nga, một người con Phước Luông xa quê đã gửi ủng hộ 2.000 quyển vở. Hay như chị Nguyễn Thị Thương, sau khi nghe ông giới thiệu về trường hợp cháu học sinh nghèo Trần Phương Thảo Yến có mẹ bị suy thận, đã đồng cảm gửi tặng Yến 200.000 đồng

Không những làm khuyến học cho thôn, ông Được còn góp sức làm khuyến học cho dòng họ Nguyễn Mậu. Hằng năm, ông cùng dòng họ lại tổ chức buổi gặp mặt để biểu dương con cháu học hành đạt thành tích tốt, dặn dò thế hệ sau cố gắng góp sức xây dựng quê hương.

Ông Đỗ Túc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Đức Hòa cho biết: "Gia đình anh Được khó khăn lắm. Nhưng anh rất tích cực tham gia công tác hội khuyến học. Chính quyền xã luôn theo sát công việc của anh, kịp thời đề nghị các cấp ghi nhận những nỗ lực, thành tích mà anh Được và hội khuyến học đã đạt được".

Chàng trai lập 'ngân hàng' máu lưu động ở Tây Nguyên

Chàng trai lập 'ngân hàng' máu lưu động ở Tây Nguyên

8 năm qua, nhóm hiến máu lưu động của Hoàng Công Minh đã giúp đỡ được khoảng 2000 bệnh nhân ở khu vực Tây Nguyên.

分享到: