Sau gần 10 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong xây dựng nông thôn mới,độngtrẻchưanhậnthứchọcnghềlànhucầkeo.nha cai 5 TP.HCM đã đào tạo được hơn 75.000 người học nghề. Sau học nghề 80% số lao động có việc làm.
TP.HCM có tổng diện tích tự nhiên là 2.095 km2, trong đó gồm có 19 quận và 5 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ.
Khi thực hiện đề án nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại 56 xã giai đoạn 2016 - 2020 và đề án xây dựng huyện nông thôn mới của 5 huyện ngoại thành, trong giai đoạn 2010 – 2018, tổng số lao động nông thôn được tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp theo Quyết định số 1956 là 65.408 người.
Tuy nhiên, TP.HCM cũng nhìn nhận công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong điều kiện kinh tế và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương.
Một số lao động khi được hỗ trợ chi phí học nghề còn tâm lý ỷ lại, chưa chấp hành tốt nội quy học tập, không đi học đều hoặc bỏ học giữa chừng. Không ít người lao động vì mưu sinh trong đời sống cấp thiết hoặc chưa hiểu đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của việc học nghề nên không quan tâm đến việc học nghề.
Cán bộ làm công tác quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn ở cấp huyện chưa có chuyên trách, chủ yếu là công tác kiêm nhiệm, thiếu thường xuyên kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.
Đào tạo nghề chưa gắn với việc giải quyết việc làm và cam kết bao tiêu sản phẩm cho người lao động nên sau khi học nghề người lao động còn gặp nhiều khó khăn trong việc hành nghề, vì vậy người lao động hành nghề bằng chính nghề mình học để phát triển kinh tế chưa cao.
Ngày càng nhiều người học nghề (Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng) |
Mức hỗ trợ tiền học phí và tiền ăn cho người học nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg được quy định từ năm 2009 đến nay không còn phù hợp, không thu hút được người lao động nhàn rỗi ở nông thôn đi học nghề để có điều kiện giảm nghèo.
Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra tương đối nhanh chóng. Đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp dẫn đến phát triển nông nghiệp manh mún, thiếu bền vững. Ngoài ra, giá nông sản bấp bênh, thu nhập không bền vững, một số thanh niên trong độ tuổi lao động không thích làm nông nghiệp mà chuyển sang làm công nhân tại các khu công nghiệp hoặc xuất khẩu lao động để có thu nhập cao hơn và ổn định. Do đó, nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn ngày càng ít, dẫn đến công tác tuyển sinh đào tạo nghề nông nghiệp tại các địa phương gặp nhiều khó khăn.
Qua khảo sát các quận – huyện phần lớn một số lao động nông thôn đã có tay nghề nhưng chưa qua đào tạo. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 1 Quyết định số 971/QĐ-TTg “… nội dung chương trình đào tạo dưới 3 tháng phải đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ, có thời gian thực học tối thiểu không dưới 100 giờ thực học…”, trên thực tế số lao động này chỉ cần thời gian thực học tối thiểu không đến 100 giờ (khoảng 30 – 40 giờ).
Nhận thức của một số người dân về học nghề nông nghiệp chưa cao. Bản thân người lao động, đặt biệt là lao động trẻ, chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống lâu dài cho bản thân, cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề.
Tâm lý của lao động nông thôn là muốn làm việc có thu nhập ngay, ít quan tâm đến phải học để có nghề; đôi lúc trong quá trình dạy nghề phải bố trí thời gian phù hợp cho người lao động nhưng chưa phù hợp với thời gian giảng dạy của giáo viên, cơ sở đào tạo.
L.Huyền