"Lạm phát điểm học bạ" là tình trạng báo động đến mức có cử tri đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo "bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ" vì có hiện tượng chạy điểm làm đẹp học bạ. Ngày càng có nhiều trường sử dụng phương án xét tuyển,điểmmộtmônvẫnđỗtốtnghiệpvìđượclàmđẹphọcbạaugsburg – wolfsburg mức điểm thấp đến nỗi chỉ cần 6 điểm học bạ mỗi môn vẫn trúng tuyển đại học.
Ngoài ra, tôi cho rằng, không chỉ nâng điểm học bạ để xét đại học, hiện nay còn có tính trạng nâng điểm để những em học kém, nguy cơ trượt tốt nghiệp vẫn có khả năng đỗ cao hơn. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở ta giờ đã tiến sát mốc 100%. Những trường hợp trượt tốt nghiệp chỉ một số ít là do chủ quan mắc lỗi, còn lại là do kém thật. Nhiều em thi sáu môn, khi chia trung bình ra chưa nổi 3 điểm mỗi môn. Do đó, việc nâng điểm học bạ thật cao, chí ít là điểm trung bình các môn từ 7,0 trở lên sẽ giúp các em dễ dàng đỗ tốt nghiệp.
Dù với mục đích xét tuyển đại học, hay tốt nghiệp, chung quy lại vẫn là nâng điểm học bạ. Một em tổng hết 7,5 một môn nào đó, nhưng có khi bị hỏi vài kiến thức cơ bản cũng không trả lời được. Có em điểm tổng kết Toán trong học bạ tới hơn 7 phẩy, nhưng đi thi tốt nghiệp lại chưa chắc được nổi ba điểm.
Việc nâng điểm, dù vì bất cứ lý do gì, cũng sẽ khiến học sinh ngày một lười học hơn, ý thức kém hơn. Giáo viên cũng sẽ bị áp lực hơn khi có những em kém cả ý thức lẫn kiến thức mà vẫn phải cố nâng điểm. Điều đó vô tình tạo sự bất công khi xét học bạ ở kỳ tuyển sinh vào đại học.
Gần nhà tôi có hai em học sinh tiểu học. Lâu lâu, mẹ các em lại bắt con sang nhà tôi để hỏi bài vở. Tôi hỏi mấy câu rất dễ, ở mức cơ bản, nhưng các bé cũng không làm được. Ấy thế mà cuối năm, không hiểu sao các bé vẫn có giấy khen như thường. Bố mẹ các bé nhìn học bạ đẹp, cứ nghĩ con mình học tốt, nhưng khi lên cấp 2, 3 mới ra ra là con đã mất gốc kiến thức.
>> Bất công xét tuyển học bạ
Thực ra, tôi hiểu rằng các giáo viên tiểu học kia không muốn nâng điểm, vẽ điểm cao cũng không được. Đơn giản vì họ bị ép thành tích từ trên xuống. Lớp các cô dạy mà có học sinh trung bình là giáo viên chủ nhiệm bị phê bình, mất thi đua... Mặc dù ai cũng biết em đó kém không phải hoàn toàn do lỗi của giáo viên nhưng họ lại là người phải đứng mũi chịu sào. Do đó, dù không muốn họ vẫn cứ phải cho học sinh của mình điểm cao và lên lớp đều đặn.
Từ cấp tiểu học đã vậy, nên lên tới bậc đại học cũng phải chịu hệ quả. Giờ sinh viên cứ chỉ cần học ở mức cơ bản là sẽ ra trường hết. Tôi cũng đi dạy bao nhiêu lứa sinh viên. Thú thực, với trình độ của nhiều em, tôi dám chắc họ sẽ không thể học được và không thể ra trường. Nhưng cuối cùng, các em vẫn ra trường hết, vẫn cầm bằng đỏ trên tay. Vấn đề là các em học xong cũng chẳng thể đi làm được vì có biết gì đâu mà làm.
Gần nhà tôi cũng có em như vậy, học kém nhưng vẫn vào được đại học vì điểm xét tuyển rất thấp. Sau bốn năm học, em đó ra trường, nhưng làm một việc chẳng liên quan gì đến chuyên ngành đã học vì em nói "có biết gì đâu mà làm, học cho có cái bằng thôi".
Tóm lại, tôi cho rằng, việc xét tuyển học bạ và lấy điểm học bạ cộng thêm vào điểm thi tốt nghiệp không hợp lý. Ngay từ khi lấy điểm học bạ làm 30% điểm xét tốt nghiệp thì tình trạng học bạ đẹp đã xảy ra rồi. Và khi xét đại học bằng học bạ thì điểm còn đẹp hơn nữa. Đây là một bất cập mà những người làm giáo dục nước nhà cần suy nghĩ thấu đáo và tìm cách giải quyết thỏa đáng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.