当前位置:首页 > Thể thao

Đưa nông sản Việt lên sàn, giúp nông dân livestream bán hàng qua mạng_kqbd trưc tuyến

Sáng 27/6,ĐưanôngsảnViệtlênsàngiúpnôngdânlivestreambánhàngquamạkqbd trưc tuyến tại Hà Nội, Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị giao ban quản lý nhà nước về Bưu chính với các Sở TT&TT. Tại đây, nhiều thông tin về việc thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và phát triển nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số đã được các đại biểu trực tiếp chia sẻ. 

Hàng triệu nông dân đã tiếp cận thương mại điện tử

Theo ông Trương Thanh Tuấn, chuyên viên Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT), kể từ khi Kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn được triển khai, đến tháng 6/2023, đã có hơn 5,4 triệu tài khoản hoạt động trên 2 sàn Vỏ sò và Postmart. 

Kết quả tổng hợp báo cáo từ các địa phương cho thấy, đã có tổng cộng 7.637 sản phẩm OCOP được lên sàn. Số giao dịch qua các sàn thương mại điện tử đạt gần 1 triệu giao dịch, với tổng giá trị đạt 217,1 tỷ đồng. 

Tại các địa phương, đã có 568 khóa đào tạo, tập huấn được triển khai nhằm giúp người dân quen thuộc hơn với hoạt động mua bán online. Hơn 8,4 triệu người đã được đào tạo, tập huấn thông qua các hoạt động này. 

Nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn đã được triển khai trên cả nước. Trong ảnh là thông tin về sản phẩm Ổi Liên Mạc được người dùng truy xuất thông qua mã QR. 

Chia sẻ về kinh nghiệm đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn, ông Nguyễn Gia Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang cho hay, thời gian qua địa phương này đã đưa thành công 132 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử. 

"Trong tháng 6 này, 40 nhà sáng tạo nội dung trên TikTok đã hội tụ tại Lục Ngạn (Bắc Giang) để livestream quảng bá, bán một số sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh như vải thiều, mỳ Chũ, tương La, bánh quế Ông Thọ, đông trùng hạ thảo... Buổi bán hàng livestream trên TikTok đã thu hút hàng triệu lượt xem”, ông Phong nói. 

Nông dân livestream bán vải tại Bắc Giang. Ảnh: Tỉnh đoàn Bắc Giang

Theo Phó Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Bắc Giang, trong quá trình đưa nông sản lên sàn, khó khăn nhất của các địa phương là việc triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Đa số các đối tượng đào tạo là nông dân, trình độ CNTT hạn chế, do vậy bà con còn gặp nhiều khó khăn trong thao tác, triển khai ứng dụng CNTT vào thực tế. 

Bài học kinh nghiệm của Bắc Giang trong giải quyết câu chuyện trên là phải phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử. 

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ sản xuất nông nghiệp về các lợi ích khi tham gia sàn thương mại điện tử. Đồng thời, các địa phương cần tổ chức thường xuyên các diễn đàn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về kỹ năng đăng bài, ảnh giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu, kỹ năng chốt đơn, đóng gói, thiết kế mẫu mã sản phẩm...

Kinh nghiệm triển khai xã thí điểm nền tảng địa chỉ số

Nền tảng địa chỉ số quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Giá trị của địa chỉ số có thể thấy rất rõ trong một số lĩnh vực như kinh doanh thương mại, logistic...

Theo ông Vũ Chí Kiên, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT), hiện đã có 21 tỉnh, thành phố nhận bàn giao toàn bộ dữ liệu địa chỉ số. Trong 23,3 triệu địa chỉ số cần bàn giao trên cả nước, đã có 7,1 triệu địa chỉ số được bàn giao. 

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai, ông Đỗ Như Lâm, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình cho hay, cách làm của địa phương này là chọn một xã thí điểm triển khai địa chỉ số để rút kinh nghiệm. 

Địa chỉ số sẽ giúp đẩy mạnh các hoạt động logistic, thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. 

Theo ông Lâm, địa phương được lựa chọn thí điểm là xã Thụy Dân (huyện Thái Thụy) với quy mô hơn 1.500 địa chỉ số cần thông báo. Ở bước đầu tiên, Sở TT&TT Thái Bình đã làm việc với lãnh đạo xã, huyện để cùng lên phương án xây dựng kế hoạch triển khai thí điểm. 

Sau khi nhận nhiệm vụ, xã đã cho thành lập 9 tổ công tác với với mỗi tổ gồm từ 7-9 thành viên để đi triển khai địa chỉ số trên địa bàn. Từ thực tế hoạt động, mô hình này sau đó được tinh giản, rút gọn xuống còn 6 tổ với mỗi tổ gồm 2 người. 

Cách làm của Thái Bình là đến từng nhà, gặp trực tiếp chủ hộ. Cán bộ triển khai sẽ mở ứng dụng để hiệu chỉnh tọa độ, thao tác ngay trên app, đồng thời thông báo, lập biên bản có chữ ký của chủ hộ. Tổ công tác cũng phát cho họ tờ rơi thông tin ngắn gọn về lợi ích của địa chỉ số. Với sự nỗ lực của các tổ công tác, sau 15 ngày, việc triển khai địa chỉ số tại xã Thụy Dân đã hoàn tất. 

Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thái Bình cho rằng, khó khăn, vướng mắc hiện nay là các lực lượng tham gia triển khai tại địa bàn cũng có những hạn chế về công nghệ, chưa thành thạo việc sử dụng bản đồ, hiệu chỉnh tọa độ trên ứng dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng địa chỉ số hoạt động chưa ổn định, thi thoảng quá tải, tắc nghẽn, một số tính năng chưa hoàn thiện, thao tác còn phức tạp. 

Đề xuất với Bộ TT&TT, ông Lâm mong muốn cần có cơ chế, nguồn lực để các địa phương căn cứ vào đó có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này. 

Ưu tiên hỗ trợ hộ sản xuất tiềm năng lên sàn thương mại điện tử

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng, Chương trình hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn đã đạt được những thành công ấn tượng, đáng ghi nhận. Hoạt động này đã góp phần vào việc đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương trên cả nước. 

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước về Bưu chính với các Sở TT&TT.

Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của các Sở TT&TT, Bộ TT&TT sẽ xem xét, ban hành văn bản chỉ đạo, định hướng triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trong 6 tháng cuối năm 2023. Trong đó, tập trung vào chất lượng thay vì phát triển số lượng như giai đoạn trước. 

Cụ thể, các địa phương sẽ phối hợp với các sàn để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp giỏi, có khả năng và có tiềm năng lên sàn thương mại điện tử, từ đó ưu tiên hỗ trợ trước để tạo ra các kết quả tốt, tạo tác động lan tỏa.

Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo sàn Postmart thay đổi cách triển khai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Bưu điện tỉnh và Sở TT&TT tại địa phương. Đây là đầu mối phối hợp với các Sở ban ngành liên quan để xác định các hộ sản xuất nông nghiệp cần ưu tiên hỗ trợ trước. Đồng thời, chỉ có Sở TT&TT và Bưu điện tỉnh mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả triển khai tại địa phương.

Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cũng đề nghị các Sở TT&TT chủ động nghiên cứu các giải pháp, cách thức hỗ trợ hộ nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử sao cho hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, bối cảnh địa phương, từ đó chia sẻ kinh nghiệm nhằm nhân rộng trên cả nước. 

Chuyển đổi số để trung du và miền núi “đi sau”, nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Chuyển đổi số để trung du và miền núi “đi sau”, nhưng “đuổi kịp, tiến cùng”

Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc cần đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch, đưa nông, lâm sản lên sàn thương mại điện tử và số hoá chuỗi cung ứng xuất khẩu.

分享到: