- Cụ Đồ Chiểu hay Nguyễn Đình Chiểu được nhiều người biết đến. Nhưng,ămngôichùacổnơiindấuấncủacụĐồChiểket qua daegu biết cụ là người gốc Sài Gòn thì quả ít người lưu ý...
Tấm bia đứng sừng sững ờ một góc sân chùa. Dòng chữ trên bia đã làm chúng tôi bồi hồi nhớ lại. Những bài học lịch sử của thời niên thiếu bất chợt ùa dậy. Và rồi một câu trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:"Chùa Tôn Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gởi lại bóng trăng rằm... của nhà thơ yêu nước trở về trọn vẹn trong tôi...
Ngôi chùa xưa nhất Long An
Chúng tôi đến thăm chùa Tôn Thạnh (ấp Thanh Ba, xã Mỹ Đức, huyện Cần Giuộc, Long An) vào sáng mồng 4 Tết. Đây là ngôi chùa cổ nhất của tỉnh Long An. Nhìn từ bên ngoài, chùa Tôn Thạnh cũng như bao chùa khác. Chỉ khác - theo lời dân địa phương - nơi đây lúc nào cũng đông người đến viếng. Chúng tôi cùng hòa vào dòng người...
Cổng chính vào chùa Tôn Thạnh |
Chùa được xây dựng vào năm Gia Long thứ 7 (1808 - đầu thế kỷ 19) trên khu đất rộng hơn 34.000m2, trong đó, diện tích chùa lên đến gần 1000m2. Sân chùa rộng có cây cao tỏa bóng mát. Đường vào chùa hai bên rợp bóng hàng cây.
Chùa được xây dựng bởi nhà sư Viên Ngộ. Theo tài liệu ghi chép, chùa Tôn Thạnh có rường cột tráng lệ, các pho tượng sơn son thiếp vàng. Thế nhưng trước mắt chúng tôi, hiện chỉ còn lại tổng thể kiến trúc bao gồm tiền điện, chánh điện, nhà giảng, đông lang, tây lang mái lợp ngói, tường gạch. Chùa vẫn còn giữ được nét cổ xưa qua hệ thống cột, hoa văn họa tiết, những pho tượng Phật có từ đầu thế kỉ 19 và các hoành phi câu đối.
Chúng tôi dạo một vòng quanh chùa. Yên tĩnh và trầm mặc, mặc dù đông người. Trong cơn gió nhẹ có thoang thoảng mùi hương. Trước chánh điện, ngoài sân chùa hai hàng tượng Quan Âm với khá đông người cung kính chiêm bái. Dưới tán cây rộng, nhiều người ngồi thả hồn về một nơi xa xăm nào đó.
Kiến trúc theo kiểu cổ, nhiều gian nhà nối tiếp nhau |
Khách thập phương chiêm bái |
Đi theo bên phải từ ngoài vào một tấm bia dựng sừng sững. Trên bia ghi: "Dưới mái chùa Tôn Thạnh này, từ năm kỷ mùi (1859) đến năm nhâm tuất (1862), Đại chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) bề ngoài mở lớp dạy học, bên trong lãnh đạo nghĩa binh chống Pháp và cũng nơi đây cụ đã sáng tác thơ Lục Vân Tiên" .
Xa hơn một chút, một tấm bia khác cũng đã ghi lại: "Nơi đây còn ghi dấu trận chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược vô cùng oanh liệt và sự hi sinh cao cả vì độc lập dân tộc của nhân dân Cần Giuộc vào đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16/12/1861) được khắc họa trong bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ..."
Dấu tích một thời của một con người yêu nước thương dân vẫn còn lưu lại. Có lẽ điều này đã thu hút khá đông khách thập phương đến viếng...
Một người Sài Gòn suốt đời vì dân vì nước
Cụ Đồ Chiểu hay Nguyễn Đình Chiểu được nhiều người biết đến. Nhưng, biết cụ đồ là người gốc Sài Gòn thì quả ít người lưu ý...
Cụ Đồ Chiểu sinh năm năm 1822, tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là phường Cầu Kho, Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Đầu xuân, đông người đến viếng chùa |
Thuở nhỏ ông theo mẹ. Đến năm lên 7 tuổi ông được theo học với một ông giáo làng. Năm 1833 ông được đưa ra Huế học cho đến 7 năm sau về lại Gia Định. Năm 1843 ông đỗ Tú Tài ở trường thi Gia Định. Có lẽ nhìn thấy tương lai nơi ông, nhà họ Võ đánh tiếng gả con.
Năm 1847 ông ra lại Huế để tham dự kỳ thi năm Kỷ Dậu 1849. Không may mẹ ông lại mất trước khoa thi nên ông bỏ về chịu tang. Trên đường về, ông lâm bệnh và bị mù đôi mắt.
Ông chịu tang mẹ đến năm 1851 thì mở trường dạy học và bắt đầu viết truyện thơ Lục Vân Tiên.
Ông cưới bà Lê Thị Điền người làng Thanh Ba, Cần Giuộc sau khi bị họ Võ từ hôn. Cũng chính vì ở quê vợ nên ông có điều kiện vào tá túc ở chùa Tôn Thạnh, mở lớp dạy học nhưng thực chất ông là quân sư cho nghĩa binh.
Những nghĩa binh xuất thân từ nông dân đã dũng cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc. Kết quả trận đánh này đã gây thiệt hại cho một số quân của Pháp. Viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp bỏ mình trong trận đánh này. Về phía nghĩa binh, có khoảng mười lăm người tử trận.
Trước sự hi sinh đó, người dân Cần Giuộc và cả nước hết sức xúc động. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, đã đến chùa Tôn Thạnh yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ hy sinh trong trận đánh này.
Bia ghi lại một thời cụ Đồ Chiểu lưu lại nơi này |
Sau hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Nguyễn Đình Chiểu rời Cần Giuộc để về Ba Tri (Bến Tre).
Tại Ba Tri, dù bị mù nhưng ông vẫn dạy học, bốc thuốc và sáng tác thơ văn yêu nước trong suốt 20 năm. Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1888. Cả một cánh đồng rộng lớn rợp bóng khăn tang của những người yêu mến ông.
Ngày 27 tháng 11 năm 1997, chùa Tôn Thạnh được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người đời mãi mãi không ai có thể quên được nơi đây còn có bóng dáng một nhà văn hóa, một nhà giáo, một người suốt đời dù tật nguyền vẫn phụng sự cho đất nước, cho đồng bào.
Đầu xuân, người Việt thường cùng người thân lễ chùa cầu bình an. Ở Hà Nội, du khách có thể ghé thăm những ngôi chùa nổi tiếng dưới đây.