Ngày 25/3,ếsốđónggópbaonhiêutrongnềnkinhtếoxbet. Sở TT&TT TP.HCM tổ chức toạ đàm đánh giá đóng góp của kinh tế số vào GRDP của TP.HCM. Toạ đàm nhằm tiếp thu ý kiến và hoàn thiện báo cáo đánh giá đóng góp của kinh tế số trong GRDP trên địa bàn, được Sở phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển (HIDS) tổ chức.
Ông Phạm Bình An, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển (HIDS) cho hay, theo tính toán của chuyên gia, quy mô GRDP của nền kinh tế số TP.HCM năm ngoái là 191.768 tỷ đồng (tương đương 8,27 tỷ USD). Số liệu này mang tính tham chiếu vì việc ước lượng quy mô nền kinh tế số hiện có nhiều phương pháp tiếp cận nên có thể dẫn đến các kết quả khác nhau.
Với kết quả này, ước lượng tỷ trọng nền kinh tế số trong quy mô GRDP của TP.HCM năm 2021 vào khoảng 13,71% đến 15,72%.
Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM, phát biểu tại toạ đàm. (Ảnh: TTBC TP.HCM) |
Trước đó, phát biểu khai mạc toạ đàm, Giám đốc Sở TT&TT Lâm Đình Thắng nhấn mạnh, kinh tế số làm gia tăng quy mô và thúc đẩy tăng trưởng cho các nền kinh tế; tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn, giảm khoảng cách giàu nghèo, gia tăng sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong định hình các chính sách phát triển.
Tại TP.HCM, chương trình chuyển đổi số được thành phố ban hành vào tháng 7/2020 xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2022 kinh tế số chiếm tỷ trọng 15% GRDP, tỷ lệ này tăng lên 25% (năm 2025) và 40% (năm 2030).
Bên cạnh đó, TP.HCM được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số. Thành phố là một trong những địa phương có số dân sử dụng điện thoại thông minh cao nhất nước. Hạ tầng cáp quang, Internet băng thông rộng, hạ tầng di động 3G, 4G phủ 100% phường, xã, thị trấn.
Các ứng dụng mạng xã hội, ứng dụng xem video, game, ứng dụng công việc hay mua sắm qua các sàn thương mại điện tử đều được người dùng Internet sử dụng thường xuyên. Xu hướng số hóa trong học tập và làm việc từ xa ngày càng phổ biến.
Thương mại điện tử đang ở giai đoạn phát triển nhanh chóng cả về hình thức lẫn quy mô thị trường. Đặc biệt, năm 2021, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của thành phố và đời sống người dân, nhưng lại là “cú hích” phát triển giao dịch trực tuyến nói riêng và chuyển đổi số nói chung. Riêng ngành khoa học công nghệ và ngành thông tin truyền thông có tốc độ phát triển khá cao so với cùng kỳ lần lượt là 3,8% và 6,8%.
Theo Giám đốc Sở TT&TT, đây là lần đầu tiên TP.HCM xác định được chỉ số đóng góp của kinh tế số vào GRDP của thành phố ở góc độ nghiên cứu khoa học. Đó là cơ sở quan trọng để định hình những chính sách phát triển kinh tế số. Muốn có con số đóng góp mang tính chính thống, nhiều vấn đề như khái niệm, phương pháp đánh giá, chính sách phát triển… cần được thảo luận và thống nhất.
Ông Phạm Bình An cho hay để có con số nói trên, HIDS vận dụng phương pháp ước lượng nội suy tuyến tính 2 chiều, với nguồn dữ liệu từ báo cáo Nền kinh tế số Đông Nam Á các năm qua của Google, Temasek và Bain & Company, cùng với báo cáo doanh nghiệp năm 2019 và 2020 do Sở TT&TT cung cấp của 4 nhóm ngành: sản xuất phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin.
Để đạt các mục tiêu đề ra, trong đó có mục tiêu kinh tế số đóng góp 15% GRDP thành phố năm 2022, HIDS sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất phát triển TP.HCM thành trung tâm công nghệ tài chính (Fintech hub); đề xuất các chính sách thử nghiệm (sandbox) về chuyển đổi số; và hoàn thiện Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số - DXCenter.
Hải Đăng
VINASME: 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng ngoài nền kinh tế số
Theo ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), số liệu của Hiệp hội cho thấy có tới 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đang đứng ngoài nền kinh tế số, và chỉ khoảng 20% đang chập chững tìm hiểu.