Làng Nha Xá (Duy Tiên,ôilàngcócănbiệtthựPhápcổcủacácthươnggiabuônlụty le bong da wap Hà Nam) có truyền thống dệt lụa, xuất khẩu lụa sang các nước từ hơn 100 năm trước. Hiện làng có 20 căn biệt thự Pháp cổ, được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Ngôi nhà cổ gần 400 tuổi trả tiền tỷ không bán ở Hà Nội
Bất ngờ vùng biên: Sở hữu tiền tỷ, biệt thự nhờ bán sức thâu đêm
Cuộc sống ngắn ngủi trong biệt thự sang trọng của vợ đại gia Hải Phòng
Bên trong biệt thự hơn 2.000m2 của đại gia lừng lẫy Hải Phòng
Đây là căn biệt thự nằm trên mảnh đất rộng 300m2 thuộc sở hữu của gia đình ông Phạm Khắc Tiệp (SN 1949) ở thôn Nha Xá, Mộc Nam, Duy Tiên, Hà Nam. Bên ngoài, căn biệt thự gần như giữ được nguyên vẹn nét kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc. |
Ông Tiệp chia sẻ: "Căn biệt thự được ông nội tôi là cụ Phạm Ngọc Phả xây dựng vào năm 1930. Chi phí xây dựng khoảng 3.000 đồng Đông Dương. Cụ làm nghề buôn vải lụa tơ tằm. Bên cạnh cung cấp vải cho thương lái từ miền Nam, ông bà nội tôi cũng tự mang sang Campuchia, Lào, Thái Lan bán". |
Tất cả các cánh cửa ra vào, cửa sổ và cửa thông gió trong biệt thự đều được làm từ gỗ lim. Trải qua gần 100 năm nhưng hệ thống cửa vẫn chắc chắn, chưa có dấu hiệu bị mối mọt. |
Cụ Phả đã thuê kiến trúc sư người Pháp thiết kế nhà. Bản vẽ thiết kế của căn nhà vẫn được gia đình lưu giữ cho đến ngày nay. |
Gờ tường mang đậm phong cách châu Âu với các hoa văn uốn lượn tinh xảo cầu kỳ. Riêng hoa văn trên ban công có chữ "Thọ" - một nét văn hóa của người Á Đông. Tường nhà được sơn màu vàng - đặc trưng kiến trúc Pháp thời kỳ này. |
Cầu thang và mặt sàn tầng hai cũng được làm bằng gỗ lim. Căn biệt thự này ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Ông Tiệp kể: "Thời ấy, sắt thép khan hiếm, trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập từ Pháp về. Thép cây, thép dầm, xi măng được vận chuyển theo sông Hồng, rồi thuê thợ rèn đến làm hàng tháng trời". |
Phía ngoài cửa chính là phù điêu hình con dơi ngậm đồng tiền. Hình ảnh này mang ý nghĩa "Phúc lộc song toàn". |
Các họa tiết phía bên trong căn biệt thự. |
Căn biệt thự của gia đình bà Lê Thị Phước An (SN 1945 - con gái thứ 5 của vợ chồng thầy lang nổi tiếng trong làng) lại chỉ có 1 tầng, có sân vườn. Kiến trúc pha trộn giữa phương Tây và văn hóa bản địa. Những hàng cột vững chãi kết hợp với mái ngói, thềm nhà cao hơn mặt đường nên không bị ẩm thấp. |
Góc mái được làm cong uốn ngược, có hình rồng phía góc. Theo thời gian in trên tường, căn biệt thự được xây dựng năm 1933. |
Cánh cửa bằng gỗ lim nguyên khối, chạm trổ hoa văn nổi, có chiều cao hơn 2 mét. |
Bên trong căn biệt thự được ngăn cách thành 2 gian. Gian phía trong để thờ cúng, gian ngoài được bố bà An dùng làm nơi bốc thuốc, tiếp khách. |
Bà An cho biết, căn biệt thự trước đây còn có hai dãy nhà ngang làm nơi ở cho gia đình và người giúp việc. Tuy nhiên, hai dãy nhà đó đã xuống cấp nên gia đình bà đã tháo dỡ đi. Bố bà An làm một thầy lang nhưng có nhiều nghề tay trái, trong đó có buôn vải lụa và dệt. |
Căn biệt thự này của thương gia Lê Cao Chẩm được xây năm 1943, trải qua nhiều biến cố, nay chỉ còn lại dấu tích nhỏ (căn nhà có số 1943). Khác với các biệt thự khác trong làng, cụ Chẩm xây nhà đơn giản hơn. Mái sử dụng gạch ngói âm dương, thiết kế thiên về kiểu nhà ba gian của cư dân đồng bằng Bắc Bộ. |
Trao đổi với VietnamNet, ông Nguyễn Văn Thai (80 tuổi), Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi làng Nha Xá, cho biết: "Vào những năm 1920 - 1930, làng Nha Xá nổi tiếng với vải lụa được các thương lái thu mua mang vào trong Nam hoặc bán đi nước ngoài. Nhiều thương gia còn mở cả đại lý cung cấp tại các tỉnh như Đà Nẵng, Lâm Đồng, Phú Yên, Nha Trang... Đối tượng khách hàng chủ yếu là các gia đình quyền quý. Mỗi tấm vải lụa được họ mua với giá cao. Nhờ đó, dân làng nhanh chóng trở nên giàu có, thịnh vượng. Bộ mặt làng trở nên khang trang với những ngôi biệt thự kiểu Pháp. Trong làng có khoảng 20 căn biệt thự xây vào thời kỳ đó. Tuy nhiên hiện nay chỉ vài nhà còn giữ được nguyên trạng". |
Bám theo chồng đến căn biệt thự, tôi tá hỏa phát hiện người đàn bà mặc áo trễ nải, ngồi bên khung cửa sổ. Cơn giận dâng trào, tôi lập tức lao vào...
顶: 867踩: 3434
评论专区