Thanh tra huyện Đăk Tô,áoviênđượchỗtrợtriệuđồngtrườngyêucầunộplạinghìsoi kèo tbn Kon Tum vừa có kết luận về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (xã Kon Đào, huyện Đăk Tô) và yêu cầu truy thu, hoàn lại số tiền hơn 186 triệu đồng.
Năm học 2022, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã chi phụ cấp ưu đãi ngành cho bà Nguyễn Thị Ngọc Nhung số tiền 41,72 triệu đồng chưa đảm bảo quy định.
Cũng trong tháng 4 và 5/2022, Trường Tiểu học Lê Hồng Phong đã chi tiền lương và các khoản phụ cấp cho bà Nguyễn Thị Hằng Nga với số tiền hơn 6,49 triệu đồng chưa đảm bảo quy định. Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trên là do ngoài chế độ nghỉ thai sản, hiệu trưởng còn cho bà Nga nghỉ sinh thêm 2 tháng, đồng thời thanh toán các khoản lương và phụ cấp cho bà Nga.
Lãnh đạo trường này còn cho lập hồ sơ thanh toán tiền công, hỗ trợ tết cho bà Trần Nguyễn Nhật Uyên số tiền 19,58 triệu đồng không đúng quy định. Theo lý giải, mục đích là hợp lý hóa để rút số tiền trên về thanh toán các khoản công nợ của nhà trường.
Đặc biệt là khoản tiền chi hỗ trợ Tết Nguyên đán năm 2023 cho cán bộ, viên chức mỗi người 2 triệu đồng. Sau khi chuyển đến tài khoản của các cá nhân, Ban giám hiệu nhà trường đã thu lại 1,5 triệu đồng/người. Việc thu lại 33,5 triệu đồng này không đúng quy định pháp luật.
Hiệu trưởng xác nhận số tiền thu lại từ giáo viên để phục vụ cho hoạt động chung của nhà trường như: Tổ chức tất niên cuối năm cho giáo viên trường, chi sửa chữa nhỏ, mua hoa tươi và vật tư để trang trí Tết... nhưng việc thực hiện chi các nội dung trên không được thiết lập hồ sơ, chứng từ cụ thể.
Ngày lễ 30/4 và 1/5, nhà trường chi hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên số tiền 1 triệu đồng/người. Tuy nhiên sau đó, nhà trường đề nghị nộp lại 800 nghìn đồng/người. Kết quả kiểm tra, tổng số tiền nhà trường thu lại là 16,8 triệu đồng.
Ngoài ra, đoàn Thanh tra phát hiện hồ sơ, hợp đồng một số nội dung chi thanh toán tiền sơn cổng trường, hàng rào, sửa hồ bơi và xử lý thông tắc, hút hầm cầu chưa chặt chẽ; biên bản kiểm tra, đánh giá hiện trạng chưa rõ ràng, chưa thể hiện đầy đủ tình trạng hư hỏng, diện tích cần thay thế, sửa chữa.
Bên cạnh đó, việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn thu khác cũng bộc lộ nhiều sai phạm. Cụ thể, tổng số tiền thu Quỹ Hội CMHS trong năm học 2021-2022 và 2022- 2023 là hơn 160 triệu đồng. Tuy nhiên, hồ sơ thu – chi đều do nhà trường tự thiết lập, lưu trữ chưa đúng với quy định.
Việc nhà trường sử dụng quỹ hội CMHS để khen thưởng cho các giáo viên có thành tích trong năm học số tiền 4,4 triệu cũng không đúng quy định.
Qua thống kê, số tiền còn tồn của quỹ hội PHHS là hơn 60 triệu đồng nhưng đã thực hiện chi cho các hoạt động của trường. Tuy nhiên, vị hiệu trưởng không cung cấp được hồ sơ, chứng từ chi, không thông báo việc sử dụng số tiền còn tồn, không xin ý kiến của PHHS trước khi thực hiện.
Việc thu chi quỹ Đội cũng bộ lộ nhiều sai phạm. Theo đó, học sinh khối 1, khối 2 và khối 3 (học kỳ I) được miễn, còn lại phải đóng nộp 2 nghìn đồng/hs/tháng. Tuy nhiên, năm học 2021- 2022, trường vẫn tổ chức thu cả với học sinh khối lớp 1, 2 và 3 (học kì I) với số tiền 20 nghìn đồng/hs/năm; năm học 2022-2023 thu số tiền 30 nghìn đồng/hs/năm. Tổng số tiền thu quỹ đội không đúng đối tượng là hơn 6,8 triệu đồng.
Trước sai phạm trong quản lý và sử dụng ngân sách, Thanh tra huyện Đăk Tô yêu cầu Ban giám hiệu Trường Tiểu học Lê Hồng Phong thu hồi số tiền hơn 19,5 triệu đồng (chi cho bà Trần Nguyễn Nhật Uyên) nộp ngân sách nhà nước.
Đồng thời, nhà trường phải thu hồi và hoàn trả toàn bộ số tiền hơn 166 triệu đồng. Cụ thể, 49,8 triệu đồng đã thu của giáo viên, nhân viên sai quy định; 44,4 triệu đồng từ nguồn thu của phụ huynh học sinh để chi trả cho giáo viên hợp đồng môn tiếng Anh; thu hồi hơn 64 triệu đồng từ nguồn Quỹ CMHS do không lập hồ sơ, chứng từ và không xin ý kiến PHHS trước khi thực hiện.
Thanh tra huyện Đăk Tô yêu cầu Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện xử lý kiểm điểm, kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan đến các sai phạm nói trên.
(责任编辑:Cúp C2)