Một người mẹ giàu có ở Hà Nội quyết định “ném” con trai mới 11 tuổi của mình đến nơi cực khổ,àmẹHàNộigiàucóđưacontraiđiđàyảigâytranhcãquerétaro – pumas unam hoàn toàn khác biệt với cuộc sống hiện tại của cậu. Ở đó, cậu bé sẽ phải chăn trâu cắt cỏ, nấu cơm bếp củi, ăn uống kham khổ … Đó là câu chuyện của bà mẹ Hà Minh Phúc (SN 1985) và cậu bé Bốp (tên thường gọi ở nhà) - 11 tuổi. Tuy nhiên, quyết định của người mẹ này đang khiến nhiều người tranh cãi. Chia sẻ với VietNamNet, chị Phúc cho biết, Bốp là con trai cả, năm nay cậu bé lên lớp 6 nên chị muốn rèn rũa con một cách quyết liệt hơn. “Vào các năm trước, chúng tôi thường đưa các con đi khá nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Đến đó, các con được vui chơi, hưởng thụ hết mình. Tuy nhiên, mùa hè năm nay, tôi có một kế hoạch khác cho con”- người mẹ sinh năm 1985 cho biết. Kế hoạch này được bắt đầu khi cậu bé Bốp thủ thỉ với mẹ về mơ ước có một chiếc điện thoại và một chiếc xe đạp to đẹp. Trong khả năng của mình, vợ chồng chị Phúc đương nhiên có thể mua cho con. Tuy nhiên, chị Phúc đã không làm như vậy. “Trẻ con như búp trên cành, cứ sống trong cảnh sẵn có liệu các con bao giờ mới hiểu, mất bao công sức, khó nhọc, bố mẹ mới có thể lo lắng cuộc sống cho con và cho gia đình được như thế này” - chị Phúc nói. Vì vậy, để có tiền mua điện thoại và xe đạp, chị Phúc đã yêu cầu con phải lên kế hoạch kiếm tiền. “Bốp khá nhanh nhẹn trong việc mua bán, giá cả và rất thích phụ mẹ làm bánh. Vì vậy, tôi đã gợi ý cho Bốp bán bánh” - chị Phúc nói. Bốp khá háo hức với kế hoạch này nên cậu bé làm việc rất chăm chỉ. Mỗi khi làm bánh xong Bốp đều có ý thức thu rửa đồ đạc sạch sẽ. Sau đó, cậu bé cùng bố đi giao hàng hoặc đi bán một mình trong khu phố. “Suốt 2 tháng hè, cậu bé làm việc không ngừng nghỉ, ngay cả những hôm trời nắng 40 độ cậu bé cũng không quản ngại” - chị Phúc chia sẻ. Sau 2 tháng con trai miệt mài lao động, chị Phúc nhận ra mỗi ngày Bốp đều trưởng thành hơn, quy củ hơn và quý trọng đồng tiền hơn. “Trước kia, mỗi khi yêu cầu Bốp làm việc gì đó, cậu bé thường từ chối và nói: “Con không biết làm”. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, cậu bé không còn từ chối như vậy nữa. Bốp đã học thêm được các bài học về cách làm bánh, cách tính toán kinh doanh, giao tiếp với khách hàng, sắp xếp đường đi giao bánh sao cho nhanh nhất, phù hợp nhất…” - người mẹ sinh năm 1985 chia sẻ. Tuy nhiên, thử thách để Bốp có được chiếc điện thoại và xe đạp không chỉ dừng ở đó. Trước ngày Bốp đi học, chị Phúc sẽ “đầy ải” cậu bé bằng cách đưa cậu bé về sống ở một làng quê nghèo thuộc huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ. Ở đó, cuộc sống của Bốp sẽ hoàn toàn trái ngược với thành phố. Cậu bé sẽ phải chăn trâu, cắt cỏ, nấu bếp củi... như một người nông dân đích thực. Chị Phúc bảo, khi biết kế hoạch này của chị, nhiều người nói chị “hâm”. Thế nhưng, chị luôn cho rằng, trường đại học tốt nhất chính là trường nghèo khổ. “Phải có gian nan, vất vả, khó khăn con người ta mới có được những trải nghiệm sâu lắng để hiểu, để yêu và biết san sẻ về cuộc sống hơn”. Chia sẻ của chị Phúc khiến nhiều người đồng tình và cũng khiến nhiều bà mẹ giật mình. Nhiều người cho rằng, khi cuộc sống đã đủ đầy, hầu hết mọi người đều dành sự quan tâm tuyệt đối đến con, nuông chiều các con và dành cho con tất cả những điều tốt đẹp. “Chính sự nuông chiều và luôn đáp ứng yêu cầu của các con một cách vô điều kiện đã vô thức tạo nên những đứa trẻ chỉ biết sống ỉ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình. Như vậy, khi gặp phải khó khăn, các con sẽ khó tự mình đứng dậy” - Lê Hoàn - bà mẹ 2 con đang ở tuổi trưởng thành cho biết. Tuy nhiên, nhiều người cũng cho rằng quyết định “ném” con vào cuộc sống khổ cực, khác hẳn cuộc sống hàng ngày của chị Phúc là một quyết định liều lĩnh. “Nếu làm không khéo sẽ rất dễ gây phản ứng ngược. Các con sẽ có suy nghĩ, bố mẹ đã chán ghét mình và không thương mình. Từ đó, hệ lụy sẽ dễ xảy ra”- Minh Phương - bà mẹ 2 con viết. Nhận tiền từ khách, tôi khẽ giật mình nhưng nhân viên khách sạn thì giật mình hơn. Họ tưởng tôi chặt chém khách du lịch nên vội chạy ra can thiệp.Bà mẹ có kế hoạch liều lĩnh trong cách dạy con khiến nhiều người tranh cãi Cậu bé Bốp miệt mài làm bánh kiếm tiền. Theo chia sẻ của chị Phúc, để có tiền mua điện thoại, Bốp đi giao hàng không quản ngày đêm. Tài xế xích lô và khoản tiền 'boa' bất ngờ từ hai vị khách Tây