Bỏ việc lương cao Trương Lão Tam (1970) từ nhỏ yêu thích thể thao,ạcsĩbỏviệclươngtỷnămtuổisốngbằngnghềsửaốngnướket qua ngoai hang anh hom nay mong muốn trở thành vận động viên bơi lội. Để giúp con theo đuổi ước mơ, bố mẹ thuê huấn luyện viên về dạy Lão Tam. Hàng ngày, anh dành nhiều thời gian để tập luyện. Để vào đội tuyển quốc gia không dễ dàng, mặc dù Lão Tam giỏi nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu. Cuối cùng, anh từ bỏ ước mơ trở thành vận động viên bơi. Vốn là người thông minh, khi quay lại lớp học anh nhanh chóng bắt kịp bạn bè. Trong quá trình học, Lão Tam thích môn Vật lý. Năm 1988, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, anh đỗ vào Khoa Vật lý của Đại học Vũ Hán. 4 năm đại học, anh cống hiến hết mình để nghiên cứu Vật lý. Thần tượng của Lão Tam là Einstein, anh mong muốn trở thành nhà Vật lý giỏi. Vào năm cuối đại học, anh rơi vào tình trạng bối rối khi nhiều công ty lợi dụng các nghiên cứu Vật lý để kiếm tiền bất chính. Thất vọng với thực tại, sau khi tốt nghiệp Lão Tam về quê làm việc bán thời gian tại nhà máy nồi hơi. Sau đó, anh suy nghĩ đến tương lai không thể làm công nhân cả đời. Lão Tam quyết tâm thi thạc sĩ và đỗ vào Đại học Bắc Kinh. Năm 1995, anh lấy được bằng thạc sĩ của Đại học Bắc Kinh. Tốt nghiệp thạc sĩ, anh được mời về Huawei làm việc với vị trí nhân viên bán hàng. Nhờ có sự nỗ lực, anh được cấp trên đánh giá cao và được chuyển sang bộ phận R&D (nghiên cứu và phát triển). Sau này, anh trở thành kỹ sư cao cấp tại Huawei. Trong công việc, Trương Lão Tam đạt nhiều kết quả khả quan, liên tục nhận được danh hiệu nhân viên xuất sắc. Cơ hội thăng tiến và tăng lương của anh ở Huawei tương đối rộng mở. Thời điểm đó, Huawei trả anh mức lương 1 triệu NDT/năm (3,4 tỷ đồng). Từ thạc sĩ đến thợ sửa ống nước Tuy nhiên, khi sự nghiệp đang phát triển, Trương Lão Tam xin nghỉ việc vì không chịu được sự cô đơn. Trong đầu anh vẫn nghĩ về thể thao và giấc mơ trở thành vận động viên. Bỏ việc ở Huawei, anh dồn tiền tiết kiệm đầu tư phòng tập bóng bàn. Anh nhìn thấy triển vọng của việc mở phòng tập bóng bàn. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm kinh doanh và không tìm hiểu rõ thị trường. Không lâu sau, phòng tập anh mở buộc phải đóng cửa vì không có khách. Thất bại trong kinh doanh, anh tiếp tục nghĩ về tương lai. Thời điểm đó, nhiều người Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài làm việc. Họ cho rằng, công việc ở nước ngoài thu nhập cao, cơ hội làm giàu lớn. Theo xu hướng, Lão Tam nộp đơn xin visa đến Canada với hy vọng thể hiện được giá trị bản thân. Anh không biết tìm việc ở nước ngoài khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật bởi họ kiểm soát trình độ tương đối nghiêm ngặt. Ở Canada, công việc kỹ thuật đều yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Kể cả kỹ năng tốt nhưng chuyên môn không cao cũng khó tìm việc. Hầu hết những người ra nước ngoài thường làm bưng bê hoặc rửa bát tại nhà hàng. Mặc dù có bằng cử nhân của Đại học Vũ Hán và bằng thạc sĩ của Đại học Bắc Kinh, nhưng anh đều không thể sử dụng khi sang Canada. Ở Trung Quốc, Lão Tam tự hào về trình độ tiếng Anh của bản thân. Tuy nhiên, khi sang Canada phát âm của anh tương đối nặng, khó nghe khiến cho việc giao tiếp gặp khó khăn. Để có tiền sinh hoạt phí, Lão Tam buộc phải rửa bát thuê ở nhà hàng. Dù khó khăn, nhưng anh không có ý định trở về Trung Quốc. Ban ngày anh đi làm thuê, tối về ôn tập để thi vào một trường đại học ở Canada. Sự chăm chỉ được đền đáp, Lão Tam đỗ vào Đại học Waterloo (Canada) ngành Kỹ thuật cứu hỏa. Sau khi lấy được bằng thạc sĩ, anh hy vọng có được tấm vé làm việc ở Canada. Tuy nhiên, kỹ sư phòng cháy chữa cháy không dễ tìm việc, dù có chuyên môn nhưng anh vẫn không tìm được việc phù hợp. Lão Tam không còn lựa chọn khác ngoài việc đến công trường và bắt đầu lắp đặt đường ống nước. Công việc không cần đến trình độ, nhưng đem đến mức thu nhập ổn định cho Lão Tam khi ở Canada. Công việc Trương Lão Tam làm hàng ngày là đặt đường ống nước theo yêu cầu của chủ thầu xây dựng, bảo trì và sửa chữa. Dần dần, anh tìm thấy niềm vui trong công việc. Hiện tại, Lão Tam đã định cư ở Canada và lập gia đình riêng. Bằng thạc sĩ nhiều khó tìm việc, giới trẻ quay lưng với cao họcTRUNG QUỐC - Học thạc sĩ từng là xu hướng của giới trẻ Trung Quốc vì không thể tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, gần đây họ nhận ra giá trị của tấm bằng không được đánh giá cao, nên đã quay lưng với xu hướng này. |