Xuất phát từ mong muốn làm cho thành phố xanh sạch đẹp hơn,ómbạntrẻởĐồngNairủnhaulộibùngiảicứukênhrạchbịônhiễkết quả vòng bảng cúp c1 các bạn trẻ mới ngoài 20 tuổi sinh sống và làm việc tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã thành lập nhóm Biên Hòa Xanh. Mỗi tuần, cả nhóm tập hợp lại để cùng nhau lội bùn dọn vệ sinh, thu gom rác thải... ở các kênh rạch bị ô nhiễm trên địa bàn.
Mỗi cuối tuần, thay vì cùng bạn bè, gia đình ăn sáng uống cà phê, các thành viên của nhóm mặc đồ bảo hộ, mang găng tay và bắt đầu việc “giải cứu” con rạch bị ô nhiễm. Nhóm phân công mỗi người mỗi việc và phối hợp khá nhịp nhàng như người phát quang bụi rậm, người gom rác, người hốt rác, người tập hợp rác trên bờ,…
Anh Nguyễn Nhật Tuấn, trưởng nhóm tình nguyện chia sẻ, mỗi ngày trên tuyến đường đi làm từ phường Trảng Dài (TP Biên Hòa) đến TP.HCM có nhiều điểm để rác thải tự phát, lâu ngày không thấy dọn dẹp nên anh Tuấn nảy ra ý định tình nguyện dọn rác. Bắt đầu từ 7/2023, nhóm Biên Hòa xanh ra đời, đến nay đã có gần 100 thành viên.
“Ban đầu chỉ có mình tôi dọn rác, sau này có thêm anh Đinh Văn Thi nữa. Từ đó, 2 anh em nảy ra ý định sử dụng mạng xã hội lan tỏa hành động dọn rác để nhiều người biết và đồng hành. Cả hai quyết định lập kênh TikTok Biên Hòa Xanh. Những lần dọn rác sau này, 2 anh em vừa dọn dẹp vừa quay lại và đăng lên mạng xã hội lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường. Nhiều bạn trẻ đã biết đến và đăng ký tham gia cùng” - anh Tuấn chia sẻ.
Lúc mới thành lập, nhóm chỉ dọn rác ở trên đường, sau khi để ý thấy các kênh, rạch có nhiều rác thải, nhóm mới bắt đầu kế hoạch dọn sạch các dòng nước ô nhiễm. Nhiều người cho rằng việc làm của nhóm là “vô bổ”. Nhưng với quyết tâm, các thành viên trong nhóm vẫn chung tay thực hiện “giải cứu” môi trường nước.
“Ngoài việc phải ngâm mình dưới những dòng kênh, rạch nhiều giờ đồng hồ, quá trình hoạt động của nhóm gặp không ít nguy hiểm tiềm ẩn. Không ít lần họ nhặt trúng mảnh sành, xác động vật, kim tiêm dính máu. Tuy có đồ bảo hộ nhưng ngâm mình trong môi trường nước nồng nặc mùi hôi khiến nhiều bạn dị ứng, ngứa ngáy, ốm sốt” - chị Mai Thuý Quỳnh, phụ trách nhóm tâm sự.
Hơn 4 tháng trôi qua, nhóm tình nguyện đã thực hiện hơn 20 chiến dịch, ước tính lượng rác thải nhóm đã xử lý đạt hơn 10 tấn. Mặc dù, gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế về kinh phí, dụng cụ bảo hộ, tiêm chích ngừa nhưng với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhóm đã đạt được những kết quả đáng kể.
“Nhóm mình đã dọn dẹp được ở 4 phường là Quyết Thắng, Tân Tiến, Trảng Dài và đang thực hiện tại phường Bửu Hoà” – anh Thi, phó nhóm Biên Hòa Xanh cho biết.
Chị Trần Kiều Phương An (thành viên nhóm) chia sẻ, trong một lần tình cờ nhìn thấy nhóm Biên Hòa Xanh trên Tiktok “lao mình” dưới dòng nước đen nhiều rác, chị rất ngưỡng mộ và đang ký tham gia. Lần đầu tiên tham gia, lội xuống dòng nước đen ngòm, chị rất sợ nhưng vì tinh thần đồng đội và đam mê tình nguyện nên cũng quen dần công việc mà “không ai muốn làm”.
Ban đầu, nhóm tự bỏ tiền túi để trang bị một số dụng cụ, cùng những đồ bảo hộ, một số đồ bảo hộ thì được nhóm khác chia sẻ. Những ngày ra quân vì môi trường, nhóm thỉnh thoảng được địa phương hỗ trợ cơm, không thì tự bỏ tiền túi để mua cơm ăn trưa. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng thấy được thành quả sau một ngày dọn dẹp con kênh hôi hám, đầy rác trở nên sạch hơn, cả nhóm lại thêm quyết tâm hơn.
Ông Lê Văn Truyền (người dân sống gần rạch Cầu Sắc, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa) cho biết, con suối này đã 4, 5 năm nay chưa được dọn dẹp. Thời gian gần đây, rác trên thượng nguồn đổ về nhiều, sau những trận mưa thì ngập rác, bốc mùi nồng nặc.
“Khi thấy các cháu dọn dẹp, bà con nơi đây rất vui mừng. Tôi hứa sẽ cùng bà con cố gắng bảo vệ, giữ gìn con rạch này”, ông Truyền nói.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, địa phương ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp bảo vệ môi trường của nhóm Biên Hòa Xanh. Các bạn tình nguyện viên đã có những việc làm rất có ích cho xã hội, đem lại môi trường xanh, sạch, đẹp cho thành phố.
Sắp tới, thành phố Biên Hòa sẽ hỗ trợ thêm các trang thiết bị cho nhóm để nhóm có điều kiện làm việc tốt hơn. Đồng thời, nhân rộng thêm các câu lạc bộ tình nguyện bảo vệ môi trường, cố gắng phấn đấu thành phố Biên Hòa trở thành thành phố xanh, sạch, đẹp và đáng sống.