您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Kỹ sư leo Vạn Lý Trường Thành 15 lần, sở hữu bộ sưu tập khủng_đội hình bologna gặp juventus

Ngoại Hạng Anh7人已围观

简介15 lần leo Vạn Lý Trường ThànhRất khó để đặt một danh hiệu cho anh Lương Thanh Chương, bởi vì người ...

15 lần leo Vạn Lý Trường Thành

Rất khó để đặt một danh hiệu cho anh Lương Thanh Chương,ỹsưleoVạnLýTrườngThànhlầnsởhữubộsưutậpkhủđội hình bologna gặp juventus bởi vì người đàn ông này có quá nhiều sở thích, mà sở thích nào cũng “chơi” tới độ “chất lừ”.

Sinh năm 1972, hiện là kỹ sư môi trường ở TP. Vũng Tàu, anh Chương mới nổi lên trong giới du lịch trải nghiệm, không phải vì bây giờ anh mới… đi chơi, mà vì bây giờ anh mới chia sẻ trên Facebook.

“Tôi dùng Facebook từ năm 2011 nhưng chỉ để ở chế độ bạn bè, giới hạn bạn bè ở mức 300 người trở lại, chủ yếu là bạn bè biết nhau ngoài đời”.

Nhưng gần đây do giãn cách xã hội kéo dài, không đi đâu được nên anh có thời gian nhiều hơn để chia sẻ về những trải nghiệm du lịch của mình suốt nhiều năm qua.

Anh Chương được nhiều người nể phục không phải vì những chuyến du lịch nghỉ dưỡng sang chảnh, có sẵn mọi thứ để “check in”, mà vì hành trình để anh tới được những địa điểm đó. Những địa điểm anh “khoe” trên trang cá nhân của mình là những cung đường, ngọn núi đẹp ở khắp nơi trên thế giới sau đoạn đường “trekking” (đi bộ đường dài) từ vài chục tới hàng trăm km.

{keywords}
Anh Chương ở "lưỡi quỷ" Trolltunga - một mỏm đá nguy hiểm, nằm trên độ cao chót vót ở Na Uy.

Tính đến nay, anh đã đi được khoảng 30 quốc gia nhưng mỗi nước thường quay lại nhiều lần, có nước từ 10-15 lần. “Tôi không cố đi nhiều nước vì tôi xác định rằng đời người không thể đi hết được các quốc gia. Tôi chỉ tập trung đi đến những nơi nào yêu thích, có kỷ niệm đặc biệt như truyện, phim đã từng xem từ nhỏ”.

Chia sẻ về sở thích “trekking”, anh nói sở thích này bắt đầu từ năm 2016 khi lần đầu tiên qua New Zealand, đưa con gái đi nhập học đại học.

Lần đó, anh đã leo lên núi Taranaki - điểm chụp ảnh bình minh và hoàng hôn nằm trong top 10 đẹp nhất quốc gia này. “Trước đó tôi đi du lịch cũng nhiều nhưng ít hoặc không ‘trekking’ do lười thể thao. Khi chứng kiến cảnh đẹp ở núi Taranaki, tôi mới thấy tiếc về những năm tháng trước khi bỏ mất bao nhiêu cung đường, ngọn núi đẹp ở những nơi đã đi qua”.

Tiêu chí anh chọn điểm “trekking” thường là những cung đường thiên nhiên hoang dã, ít người đi, đặc biệt phải có những điểm chụp hình “siêu đẹp” như một hồ nước ở trên đỉnh núi, một tảng đá sống ảo, biển mây,… bởi vì anh còn có sở thích chụp ảnh.

Anh cũng dự kiến cho ra mắt một cuốn sách ảnh có tên “Lang thang trên biển mây Lảo Thẩn”. Cuốn sách là tổng hợp những bức ảnh anh chụp lại cảnh sắc và con người trên đỉnh núi Lảo Thẩn (Lào Cai). Đây cũng là một trong những điểm leo núi đẹp ở trong nước mà anh yêu thích.

Khi được hỏi về số lượng cung đường từng đi qua, anh nói: “Tôi không thống kê nhưng có thể tầm hơn 100. Mỗi năm tôi đi trung bình từ 8-12 chuyến, mỗi chuyến kéo dài 1-3 tuần. Từ 2020 đến nay tôi không đi được nữa do dịch bệnh, biên giới đóng cửa giữa các quốc gia”.

Nếu như trước kia các chuyến đi của anh chủ yếu là ở nước ngoài thì trong 2 năm gần đây, anh chủ yếu leo núi trong nước để duy trì thể lực, tận dụng khoảng thời gian này để thưởng thức những cảnh đẹp của Việt Nam mà lâu nay cứ “để dành” sau này không đi nước ngoài được thì mới đi trong nước.

Anh có sở thích đi một mình, tuy nhiên anh bảo “không thấy cô đơn” vì khi đi một mình là ta được hưởng thụ, thưởng thức chuyến đi một cách trọn vẹn nhất. “Tôi thích đi một mình vì các cung đường tôi đi không phù hợp với những người quen biết. Nếu có đi theo chắc họ cũng không thể theo nổi vì hành xác, mệt mỏi và buồn tẻ”.

Anh cho biết, trước kia anh lười vận động, lại có bệnh nền, nhờ sở thích “trekking”, anh có sức khoẻ tốt hơn, có nhiều niềm vui cho bản thân, có động lực tập luyện và làm việc hiệu quả hơn. “Tất nhiên, sở thích ấy lấy đi của mình nhiều thời gian. Đi nhiều thì sẽ phải giảm công việc, thậm chí mất thu nhập, mất khách hàng vì họ không thể liên lạc được hoặc nản vì phải chờ đợi đối tác đi về”.

{keywords}
Anh Chương từng leo Vạn Lý Trường Thành 15 lần vào đủ 4 mùa trong năm.

Một trong những chuyến đi bộ đường dài dài nhất và gây ấn tượng nhất của anh là chuyến “trekking” Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc) với 15 lần leo trong 4 năm từ 2016 đến 2019. Để đa dạng trải nghiệm của mình, mỗi lần leo anh lại chọn một đoạn đường khác nhau, vào các mùa khác nhau. Vì thế anh được thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của Vạn Lý Trường Thành lúc bình minh, khi hoàng hôn, trong cả những ngày nắng, ngày mưa hay trong cảnh tuyết trắng phủ đầy lối đi.

“Dựa vào sức khỏe, tuổi tác, thời gian,… tôi chọn leo ở 3 dãy trường thành chạy qua Hà Bắc, Bắc Kinh và Thiên Tân, gồm 10 đoạn đẹp nhất, đặc trưng cho 6.300km trường thành, trong đó có 8 đoạn thành còn hoang dại, ít người. Tôi bỏ qua 2 đoạn dành cho khách du lịch tham quan là Bát Đa Lĩnh và Cư Dung Quan. Tổng chiều dài tôi đã đi bộ ở Vạn Lý Trường Thành là khoảng 100km, trong đó chuyến đi đầu tiên vào tháng 1/2016, chuyến đi gần đây nhất kết thúc vào ngày 30/12/2019. Lúc này dịch Covid-19 đã bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán khi mà cả thế giới còn chưa biết tới nó”.

Trung bình 1km trường thành có khoảng 5 ngọn dốc hoặc núi cao thấp khác nhau, tức là ít nhất anh đã vượt qua 500 ngọn núi trùng điệp trong 4 năm hoặc khoảng 33 con dốc, đỉnh núi/lần leo.

Đi bộ, leo núi ở Vạn Lý Trường Thành thì chuyện “vồ ếch” do trơn trượt là chuyện bình thường. “Đầu gối, chân tay trầy xước; mặt mũi, da nứt nẻ nhìn không ra người… nhưng đổi lại là sức khỏe tốt hơn; có được những trải nghiệm không thể nào quên để mỗi khi nhìn lại cảm thấy cuộc đời thật đẹp. Đó là sự lựa chọn đúng đắn và sau này khi về già có cái để ‘khoe’, và không còn gì phải hối tiếc”.

Bộ sưu tập 'không có đối thủ'

{keywords}
Anh Chương có 8 chiếc kệ để trưng bày bộ sưu tập 800 chiếc bình nước.

Không chỉ được thán phục về tài đi nhiều, người đàn ông 49 tuổi còn có một sở thích thú vị - sưu tầm bình nước và cốc nước có đề tên những quốc gia mà anh đã đi qua. Nhiều người khi thấy anh đăng ảnh bình nước lên Facebook cá nhân đã nhầm tưởng anh bán bình nước, bởi vì số lượng quá nhiều và quá đẹp. Hiện anh có khoảng 800 bình nước và 1.100 chiếc cốc, hầu hết được mua và đặt hàng từ nước ngoài.

“Tôi sưu tầm ly và bình vì lý do đầu tiên là mê du lịch - những chiếc ly này gắn tên các quốc gia, thành phố, vùng đất trên thế giới. Từ đó, tôi tham gia các nhóm sưu tầm quốc tế, quen biết nhiều người ở các quốc gia khác nhau, khả năng ngoại ngữ của tôi tốt hơn, đủ để đi du lịch. Và khi tôi đi đến quốc gia nào cũng thuận tiện hơn, có việc gì thì hỏi những người đang sống ở đó”.

Anh chia sẻ, trong số các quốc gia đã đến, anh dành nhiều cảm xúc nhất cho nước Ý - nơi có câu lạc bộ bóng đá AC Milan mà anh hâm mộ. Sau Ý là vùng đất Tây Tạng bí hiểm do say mê khi đọc cuốn sáchĐường chân trời đã mấttừ ngày nhỏ. Cuối cùng là đất nước New Zealand - nơi quay những bộ phim mà anh thích như Chúa tể những chiếc nhẫn, Người Hobbitvà cũng là nơi con gái anh sẽ sinh sống, làm việc.

Sau một thời gian tìm thấy niềm vui qua những bài viết trên trang cá nhân, anh vừa lập trang blog Hike Code để chia sẻ những trải nghiệm của mình cho những ai cảm thấy hứng thú, muốn xách ba lô lên đường sau khi dịch bệnh kết thúc.

{keywords}
Tại núi Kinabalu - điểm cao nhất của Malaysia
{keywords}
Leo núi Cecil, Queenstown, New Zealand
{keywords}
"Trekking" ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc
{keywords}
 
{keywords}
Núi Matterhorn ở Thuỵ Sĩ 
{keywords}
Núi Blanc ở Pháp
{keywords}
Tre Cime di Lavaredo - 3 đỉnh núi ở Ý
{keywords}
Vạn Lý Trường Thành, Trung Quốc
{keywords}
Một phần bộ sưu tập bình nước của anh Chương 
{keywords}
Bộ sưu tập cốc nước in hình các câu lạc bộ bóng đá 
{keywords}
Anh sở hữu 1.100 cốc nước in tên các quốc gia và câu lạc bộ bóng đá.
{keywords}
Bộ sưu tập những miếng nam châm trang trí được mua ở các quốc gia anh từng đi qua. 

Nguyễn Thảo

Ảnh: Nhân vật cung cấp

8X chinh phục 8 ngọn núi trong 18 ngày, cộng đồng leo núi nể phục

8X chinh phục 8 ngọn núi trong 18 ngày, cộng đồng leo núi nể phục

Hành trình chinh phục 8 ngọn núi trong vòng 18 ngày của anh Phan Duy Linh được cộng đồng đam mê leo núi thán phục.

Tags:

相关文章



友情链接