Các giải pháp đạt giải thưởng Make in Vietnam 2022 giúp đẩy nhanh chuyển đổi số_ket qua tran roma
Lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 vừa được Bộ TT&TT tổ chức ngày 8/12,ácgiảiphápđạtgiảithưởngMakeinVietnamgiúpđẩynhanhchuyểnđổisốket qua tran roma trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ tư chủ đề “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”.
Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, những sản phẩm đạt giải năm 2021 đã có những bước chuyển mình ngoạn mục. Nhiều sản phẩm tham gia tích cực vào công cuộc chuyển đổi số quốc gia, dần vươn ra thị trường quốc tế.
Tiêu biểu như sản phẩm Mesh Wi-Fi của VNPT - giải Vàng sản phẩm số xuất sắc 2021 đã tăng trưởng 400% từ 44.000 sản phẩm lên 220.000 sản phẩm. Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS - giải Bạc nền tảng số xuất sắc, đã và đang đồng hành cùng hơn 42.000 doanh nghiệp trong tiến trình chuyển đổi số.
Hay hệ thống giám sát sâu rầy thông minh của Rynan - giải Bạc sản phẩm số xuất sắc đã tăng trưởng 96%, lắp đặt trên 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và năm 2022 được cấp phép thương mại tại Nhật Bản. Dự kiến đến hết năm 2023, sẽ lắp đặt 100 hệ thống tại thị trường Nhật.
Trong lần thứ ba được tổ chức, giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 có điểm mới là lựa chọn, vinh danh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc theo 4 hạng mục bám sát vào 3 trụ cột thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT, các giải pháp được trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam; có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Tại lễ trao giải thưởng, danh sách 40 sản phẩm lọt vào Top 10 các hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”, “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”, “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số” và “Sản phẩm số tiềm năng” đã được công bố.
12 sản phẩm, giải pháp công nghệ số của doanh nghiệp Việt Nam được trao các giải Vàng, Bạc và Đồng ở 4 hạng mục của giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam”.
Cụ thể, ở hạng mục “Sản phẩm số tiềm năng”, giải pháp phân tích và định lượng chất thải hữu cơ thông minh trong nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam giành giải Vàng; Nền tảng số liệu thương mại điện tử Metric của Công ty cổ phần Khoa học dữ liệu đạt giải Bạc; và hệ sinh thái chuyển đổi số nông nghiệp thông minh Nextfarm của Công ty cổ phần NextVision được trao giải Đồng.
Với hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số”, giải Vàng thuộc về nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov của Công ty cổ phần MISA; siêu ứng dụng MoMo của Công ty cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến đạt giải Bạc; và hệ thống giao thông thông minh Elcom ITS của Công ty cổ phần Công nghệ - Viễn thông Elcom giành giải Đồng.
Ở hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”, 3 giải Vàng, Bạc và Đồng đã lần lượt thuộc về: FPT Smart Cloud với nền tảng điện toán đám mây FPT Cloud; MISA với nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS; SMARTLOG với giải pháp nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải – SLX.
Trong hạng mục “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số”, nền tảng quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 quốc gia của Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) đã được trao giải Vàng. Hai giải Bạc và Đồng được trao cho giải pháp truyền tải nội dung số trên hạ tầng Internet VieOn của Công ty cổ phần VieOn và thẻ thông minh MK Smart của Công ty cổ phần thông minh MK.
Đại diện Bộ TT&TT kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục sáng tạo nhiều hơn nữa những công nghệ, sản phẩm số mới có tác động tích cực với kinh tế, xã hội và mở rộng khả năng đi ra thế giới.