Năm 2023,ýdomộtchiếcbátđượcbángiákỷlụctriệlyon – monaco 5 món đồ gốm sứ Trung Quốc có giá trị cao nhất tại các phiên đấu giá đem về tổng cộng 72,7 triệu USD. Dẫn đầu danh sách là chiếc bát có từ thế kỷ 18 được chốt 25,25 triệu USD trong đợt đấu giá vào mùa xuân kỷ niệm 50 năm của Sotheby's ở Hong Kong.
Bát thời vua Càn Long: 25,25 triệu USD
Chiếc bát có đường kính 11,3cm được đấu giá vào tháng 4/2023 tại Hong Kong. Tác phẩm này từng gây xôn xao nhiều năm trước đó. Năm 2006, Tiến sĩ Alice Cheng sở hữu chiếc bát sau khi bỏ ra 19,3 triệu USD tại Christie's Hong Kong - đây là mức cao nhất cho bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào được bán ở châu Á và kỷ lục thế giới cho đồ gốm sứ thời nhà Thanh.
Theo Value, 17 năm sau, Tiến sĩ Alice Cheng đã quyết định bán lại chiếc bát. Giá chốt cuối cùng là 25,25 triệu USD - lập kỷ lục món đồ gốm sứ Trung Quốc đắt nhất 2023.
Chiếc bát được chế tác theo kỹ thuật pháp lang (pháp lam). Sản phẩm có cốt bằng đồng (hoặc hợp kim đồng), bề mặt được tráng men rồi nung. Đồ gốm sứ pháp lang ở thời nhà Thanh không nhiều, chủ yếu dùng phục vụ hoàng tộc.
Việc sản xuất loại đồ gốm trên bắt đầu từ thời Khang Hy khi Trung Quốc thu hút sự chú ý của phương Tây. Hoàng đế hoan nghênh các kỹ thuật và vật liệu chưa từng được biết tới ở đây.
Đồ sứ trơn sẽ được nung trong lò ở Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) sau đó vận chuyển đến xưởng của triều đình trong Tử Cấm Thành (Bắc Kinh). Sau khi hoàng đế duyệt thiết kế, các họa sĩ bậc thầy bắt đầu trang trí và nung lần thứ hai. Cho đến nay, hầu hết các đồ món đồ giai đoạn trên đều được lưu giữ tại các bảo tàng hàng đầu, chỉ có một ít thuộc sở hữu tư nhân.
Họa tiết trang nhã trên chiếc bát giống một bức tranh cuộn của Trung Quốc. Hình ảnh đôi én bay lượn, hoa hạnh bung nở và cây liễu đang trổ lá xanh non báo hiệu mùa xuân về.
Ngoài ra, hoa hạnh còn là biểu tượng của tháng 2 Âm lịch, tháng thi cử. Kèm theo đó, chim én là từ đồng âm với yến tiệc trong tiếng Trung Quốc thể hiện mong muốn các sĩ tử đỗ đạt trong kỳ thi của triều đình và tham dự bữa tiệc do hoàng đế tổ chức.
Ở phía bên kia của chiếc bát là những dòng chữ lấy từ một bài thơ thời nhà Minh: Ngọc tiễn xuyên hoa quá, nghê thường đới nguyệt quy(Chim én bay xuyên hoa, xiêm y của tiên nữ đưa trăng về).
Chiếc bát quý đã qua tay nhiều nhà sưu tập danh tiếng. Cuối triều đại nhà Thanh, chủ của chiếc bát là thuyền trưởng Charles Oswald Liddell - thương gia vùng Viễn Đông, chuyển từ Anh đến Trung Quốc để kinh doanh vào năm 1877. Barbara Hutton, người thừa kế đế chế Woolworth (Mỹ), từng sở hữu chiếc bát trong gần 30 năm.
Tiến sĩ Alice Cheng là chủ nhân của chiếc bát từ năm 2006. Là người gốc Thượng Hải, bà định cư ở Hong Kong ở tuổi 40, gây dựng nên một loạt công ty thành công trong các lĩnh vực dầu khí, bất động sản, công nghệ thông tin và vận tải.
Các món đồ gốm sứ có giá triệu đô khác được bán trong năm 2023: