Xung quanh nội dung này,àmgìđểpháttriểnthươngmạiđiệntửtheochiềusâtỷ số trực tuyến 7m cn phóng viên Báo Hànộimới đã phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM).
Ông đánh giá ra sao về đóng góp của thương mại điện tử với kinh tế số và tăng trưởng chung của nền kinh tế?
Thương mại điện tử thời gian qua đã phát triển mạnh mẽ, giai đoạn 10 năm đã phát triển với tốc độ từ 16-30%/năm.
Năm 2023, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam tăng 25% so với năm 2022, đạt 20,5 tỷ USD, đóng góp ngày càng cao cho nền kinh tế.
Đặc biệt, thương mại điện tử đã phát triển sang giai đoạn mới, không chỉ khẳng định vai trò là kênh song song với các hoạt động thương mại truyền thống mà được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn là kênh đầu tiên để đưa các sản phẩm ra thị trường trước khi phát triển các kênh truyền thống.
Nhiều doanh nghiệp đã coi các hoạt động kinh doanh online quan trọng hàng đầu để giao thương phát triển thị trường.
Sức hút của thương mại điện tử với người tiêu dùng hiện nay thế nào, thưa ông?
Nhiều người cho rằng sau dịch Covid-19, hoạt động giao thương sẽ trở về theo cách truyền thống, tuy nhiên thực tế cho thấy hoạt động kinh doanh trực tuyến thậm chí còn nở rộ hơn. Điều này là bởi ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm thấy ở thương mại điện tử nhiều ưu việt và lựa chọn đây là kênh mua sắm thường xuyên.
Theo khảo sát của NielsenIQ Việt Nam, số người mua qua thương mại số là 60 triệu người. Mỗi ngày có 3,5 triệu lượt truy cập vào các trang thương mại điện tử. Số người mua sắm qua internet hằng tuần ở Việt Nam đạt vị trí thứ 11 toàn cầu. 90% số người tiêu dùng có ý định duy trì và tăng sử dụng sàn thương mại điện tử trong mua sắm.
Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng tiêu dùng thông minh, mua sắm tiết kiệm và hướng tới mua sắm trực tuyến để có được nhiều ưu đãi. Người tiêu dùng có thể mua hàng một cách dễ dàng, thậm chí việc tương tác xem livestream và mua hàng với nhiều người như thời gian giải trí.
Số người mua hàng trực tuyến là các bà mẹ bỉm sữa, bà nội trợ ngày càng tăng. Chính họ là những người quyết định chi tiêu chính trong gia đình, giúp doanh thu thương mại điện tử tiếp tục tăng.
Hiện thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế nào?
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử 2024 đã chỉ rõ những vấn đề đặt ra của thương mại điện tử Việt Nam như phát triển tập trung ở các thành phố lớn; nguồn nhân lực còn hạn chế; gây tác động xấu tới môi trường.
Trên thực tế, khoảng cách phát triển thương mại điện tử giữa hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 61 địa phương khác rất lớn. Chỉ số thương mại điện tử thành phố Hồ Chí Minh đạt 87 điểm, đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm, thứ ba là Bình Dương với 51,3 điểm.
Ngoài ra, phát thải bao bì từ hàng hóa chuyển phát qua thương mại điện tử đang ngày càng lớn, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Đây chính là những vấn đề của phát triển thương mại điện tử bền vững mà ngành đang đặt ra và tìm giải pháp khắc phục.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số cũng nhằm phát triển thương mại điện tử bền vững. Về vấn đề này Hội có những khuyến nghị gì đối với các doanh nghiệp?
Kinh doanh bền vững cần hướng tới bảo vệ tốt người tiêu dùng, do đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn tới chất lượng dịch vụ, hàng hóa, không kinh doanh hàng giả, hàng nhái…
Muốn giữ được thương hiệu doanh nghiệp phải đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Thực tế có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường thương mại điện tử theo trào lưu, xu hướng và còn chưa lưu tâm tới việc xây dựng thương hiệu bền vững.
Hiện nay, người tiêu dùng biết tự bảo vệ mình hơn, đồng thời cũng biết tìm đến các cơ quan chức năng để tố giác sản phẩm, hàng hóa gian dối trên thương mại điện tử, do đó các doanh nghiệp cần tuân thủ kinh doanh đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
Cần có những giải pháp gì để phát triển thương mại điện tử bền vững, thưa ông?
Thương mại điện tử cần phát triển sang giai đoạn mới theo chiều sâu, thay vì phát triển “nóng” như thời gian qua. Muốn vậy các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như đã nêu.
Tuy khoảng cách số trong thương mại giữa các thành phố lớn và nông thôn đã dần cải thiện, song cần nỗ lực nhiều hơn cả từ phía bộ, ngành, địa phương. VECOM đã phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao khả năng tham gia thị trường thương mại điện tử của các doanh nghiệp, người bán hàng tại các địa phương.
Công tác đào tạo nhân lực cho thương mại điện tử là việc hết sức quan trọng đòi hỏi sự vào cuộc của các cơ sở giáo dục, cung ứng nguồn lao động chất lượng cao để phát triển thương mại điện tử lên tầm cao mới.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025, VECOM tiếp tục tư vấn, hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất chính sách và pháp luật hướng tới phát triển bền vững kinh tế số nói chung và thương mại điện tử nói riêng, đồng thời, tuyên truyền, vận động cộng đồng kinh doanh trực tuyến tích cực triển khai các hoạt động cụ thể.
Trân trọng cảm ơn ông !
Theo Lam Giang (Báo Hànộimới)