Một nghiên cứu với 700 triệu phú nước Mỹ cho thấy,ýdotriệuphúítđượcđiểmcaokhiđihọti le nha cai điểm trung bình GPA của họ chỉ có 2.9 (mức điểm này tối đa là 4).
Theo một nghiên cứu của ĐH Boston, những học sinh xuất sắc thời phổ thông khi lớn lên đều thành công theo kiểu truyền thống: Hầu hết tốt nghiệp đại học, mức điểm GPA trung bình là 3.6; một nửa trong số đó kiếm được công việc tốp đầu.
"Nhưng có bao nhiêu người trong số này đã thay đổi thế giới, làm biến chuyển hoặc gây ấn tượng với thế giới. Câu trả lời có vẻ rõ ràng là không" - Erick Barker, tác giả cuốn sách "Barking Up the Wrong Tree" quan sát.
Theo ông, dù có thành đạt, nhưng không nhiều người trong số học sinh xuất sắc có được thành công mà hầu hết mọi người mơ ước. Trong khi đó, những người trầy trật với việc học lại làm được điều này.
Hiện tượng trên có thể giải thích từ hai lý do:
Nhà trường trao thưởng cho những học sinh tuân thủ những gì được dạy. Cuộc sống tưởng thưởng cho những người biết xáo trộn mọi thứ.
Karen Arnold, nhà nghiên cứu của ĐH Boston nói với Barker rằng: "Về cơ bản, chúng ta đang khen thưởng sự phù hợp và sẵn sàng đi theo hệ thống".
Nói cách khác, học sinh xuất sắc biết giáo viên truyền dạy điều gì và đáp ứng được yêu cầu đó.
Trong khi đó, những người ảnh hưởng bậc nhất thế giới thì thường nêu giải pháp chẳng giống ai. Làm theo những gì quen thuộc sẽ khó lòng biết tới.
"Các quy định ở trường học khá rõ ràng, nhưng trong cuộc sống thì không như thế. Bởi vậy, không chơi theo luật sẽ là lợi thế khi bạn rời khỏi môi trường khép kín - như giáo dục" - Barker lý giải.
Trường học ưa kiến thức đại chúng, còn cuộc đời trao thưởng cho đam mê và chuyên môn
Barker giải thích rằng, ngay cả nếu bạn say mê môn lịch sử ở nhà trường, bạn cũng khó mà dành hết thời gian để nghiên cứu về lịch sử Phục hưng châu Âu. Vào nhiều thời điểm, bạn phải dừng lại và chuyển sang làm bài tập toán.
Nhưng một khi đã làm việc, bạn cần sự thông tuệ trong một vài lĩnh vực.
Như nhà nghiên cứu Arnold nhìn nhận, những người thông tuệ lại có xu hướng gặp khó khăn ở trường. Họ nhận thấy hệ thống giáo dục "quá ngột ngạt", không cho phép bản thân thực sự theo đuổi đam mê.
"Học sinh xuất sắc thường là những người ủng hộ hệ thống. Họ là một phần của hệ thống, nhưng không bao giờ thay đổi hay lật đổ hệ thống" - Barker kết luận.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là học giỏi ở trường thì sẽ chẳng bao giờ có thành công vĩ đại sau này.
Nhưng bạn cũng chớ quên, mạo hiểm và làm những điều chưa ai làm còn sẽ giúp bạn thành công và đi xa hơn.