Dấu hiệu giảm tốc Trong thời điểm 2 năm dịch,ịtrườngBĐSCuộcchơikhôngdànhchotấtcảmọingườinhưthờkeo bong da hom nay giá bất động sản tăng rất cao, lan nhanh sang cả 3 tháng đầu năm 2022. Thời gian qua, miền Bắc ghi nhận một số địa phương có mức giá tăng 50%, như Ba Vì 52%, Hòa Bình 47% hay Bắc Giang 38%. Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu bất ổn. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định thị trường bất động sản đang có một số dấu hiệu đáng quan ngại. Nguồn cung nhà ở giảm liên tục từ năm 2018 đến nay. Nếu so sánh với năm 2017 là năm thị trường bất động sản TP.HCM có nguồn cung cao nhất với 42.991 căn nhà thì nguồn cung năm 2018 chỉ bằng 65,8%, năm 2019 chỉ bằng 53,6%, năm 2020 chỉ bằng 39,2%, năm 2021 chỉ bằng 33,6% so với năm 2017. Tình trạng lệch pha cung cầu đi đôi với lệch pha phân khúc thị trường, lệch về phân khúc nhà ở cao cấp kéo theo giá nhà tăng liên tục trong 5 năm gần đây. Đã xuất hiện nhà liền thổ giá trên 500 tỷ đồng, căn hộ siêu sang trên 100 tỷ đồng và các đợt “sốt ảo” giá đất nền, đất nông nghiệp không có lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Với những tình trạng trên, thị trường bất động sản hiện đang có dấu hiệu giảm tốc, phát triển chậm lại, trầm lắng; doanh nghiệp bất động sản có dấu hiệu “hụt hơi”, giảm thanh khoản, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu. Nhà đầu tư thứ cấp đang khó khăn vì thị trường thứ cấp cũng đang trầm lắng và người có nhu cầu thật khó tạo lập được nhà ở hơn trước đây. Ông Nguyễn Thọ Tuyển, đại diện BSH đánh giá, sau 2 năm tăng nóng, giá nhà đất tăng cao, người mua nhà khó có cơ hội, họ đợi cơ hội giá giảm để mua, nhưng điều đó không xảy ra khiến nhu cầu đó bị nén lại và ngày càng tăng cao. Nhu cầu đầu tư bị bão hoà, đầu cơ lướt sóng không còn, nhà đầu tư khó tìm thấy thị trường tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh tín dụng siết chặt. “Thị trường thứ cấp có khả năng giảm giá ở vài nơi có nền giá cao, khi dòng tiền dễ dãi không còn giá khó tăng”, ông Tuyển nói. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế đưa ra dấu hiệu cảnh báo khác, đó là sự bất ổn, suy giảm từ nhu cầu của giới đầu cơ, sau đó sẽ lan tới những nhà đầu tư lâu dài. Giới đầu cơ có đặc tính mua đi bán lại nhanh chóng với bất động sản truyền tay. Khi giá giảm đột ngột, nhóm này sẽ tháo chạy, dẫn tới làn sóng vỡ nợ lan truyền. Nguy cơ Theo ông Lê Đình Hảo, Giám đốc kinh doanh của trang bất động sản, khi giá bất động sản tăng nóng sẽ có nguy cơ gây bất ổn cho thị trường cũng như hiện tượng bong bóng cục bộ. Nếu không có công cụ điều tiết chắc chắn thị trường sẽ có sự lũng đoạn, làm giá, đặc biệt giữa các nhóm đầu cơ, bong bóng giá có thể xảy ra. Với các thách thức đặt ra trên thị trường bất động sản, đại diện CBRE cho rằng vấn đề cần quan tâm là những thay đổi về quy định, thuế, đất đai; chi phí tăng cao, các vấn đề về giấy phép và rủi ro mất cân đối cung cầu. Về phía người mua nhà cần quan tâm tới dự án có khả năng kết nối tốt tại các huyện ngoại thành hoặc các tỉnh lân cận TP.HCM và Hà Nội, các rủi ro về lãi suất và pháp lý. Đánh giá thị trường bất động sản trong thời gian tới, ông Tuyển cho rằng, bức tranh bất động sản đang như mớ tơ vò, không thể khẳng định là tốt hay xấu. Trong bối cảnh như vậy đòi hỏi người tham gia thị trường có kiến thức hơn, đòi hỏi nhà đầu tư có kiến thức tốt hơn về thị trường để đầu tư hiệu quả. Theo ông Tuyển, những ai đang tham gia vào thị trường lúc này cần phải am hiểu hơn, mất nhiều thời gian nghiên cứu hơn để có những quyết định chính xác hơn. “Tiền không tự nhiên sinh ra mà chuyển từ túi người này sang túi người khác. Cuộc chơi không dành cho tất cả mọi người nữa như trong thời gian vừa qua”, ông Tuyển nhận định. Ở khía cạnh tích cực, ông Nguyễn Đức Quân, Phó tổng giám đốc một doanh nghiệp BĐS cho rằng, chỉ có những chủ đầu tư có dòng tiền mạnh, hạ tầng tốt mới chiếm được niềm tin của người mua nhà. Khi siết tín dụng, tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “tiền tươi thóc thật” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy, do đó sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để lựa chọn đầu tư.