Độc lạ hủ tiếu ‘thả dây’: Bà chủ lớn tiếng, khách vẫn tươi cười_đội tuyển bóng đá quốc gia latvia
Độc lạ cách phục vụ “thả dây”
Ở con hẻm 76A đường Trần Hữu Trang (phường 10,ĐộclạhủtiếuthảdâyBàchủlớntiếngkháchvẫntươicườđội tuyển bóng đá quốc gia latvia quận Phú Nhuận, TPHCM) có một quán hủ tiếu nho nhỏ nhưng dạo gần đây rất nổi tiếng với cách phục vụ “thả dây” có một không hai.
Quán chỉ có vài chiếc bàn nhựa kê sát tường, không có bảng hiệu cầu kỳ. Phía trước chỉ treo tấm bảng màu vàng, ghi “Hủ tiếu 30K”, đủ để khách hàng biết ở đây có bán hủ tiếu.
Hủ tiếu “thả dây” duy trì đã 4 năm nay của bà Nguyễn Thanh Hồng (thường gọi là dì Ba, SN 1954, ngụ phường 10, quận Phú Nhuận).
Nói về lí do chọn cách phục vụ này, bà Ba chia sẻ: “Tôi bán hủ tiếu hơn 20 năm rồi, trước đây cũng bán dưới đất như bao quán khác.
Đợt đỉnh điểm dịch bệnh Covid-19, tôi vẫn nấu hủ tiếu bán cho bà con trong xóm ăn. Khi đó do hạn chế tiếp xúc nên tôi nấu trên nhà rồi thả dây xuống cho khách.
Thấy mọi người ủng hộ cách này lại hạn chế đi lên đi xuống cầu thang nên tôi duy trì đến bây giờ luôn”.
Bà Ba “thiết kế” một chiếc khay nhựa rộng đủ chứa 2 tô hủ tiếu đầy ắp thịt. Phía dưới khay, chủ quán lót thêm 2 chiếc khăn dày dặn, cố định tô hủ tiếu.
Khi khách hàng đến, họ chỉ cần gọi to phần ăn mình muốn. Sau đó, bà Ba ở tầng trên sẽ thả khay hủ tiếu xuống cho khách. Việc giao món và tính tiền đều được “giao dịch” qua chiếc khay nhựa, chỉ có dọn dẹp là được giao cho con trai của bà phụ trách.
Khách hàng của bà chủ yếu là người quen trong xóm hoặc tiểu thương, người đi chợ Trần Hữu Trang. Tới quán, họ chủ động đi kiếm ghế ngồi rồi gọi to món ăn. Nghe tiếng “order”, bà Ba sẽ ngó xuống dưới quan sát và đáp lại thân mật “ok con yêu” hoặc “con yêu ăn thịt hay xương”…
Thích thú với cách phục vụ mới lạ, bạn Quốc Anh (20 tuổi, TPHCM) bày tỏ: “Tôi thấy cách phục vụ hủ tiếu như này khá thú vị. Dù phải tự tay bê đồ ăn lại bàn nhưng tôi thấy đó là một trải nghiệm mới lạ”.
Trước đây, mỗi ngày, bà Ba chỉ bán được khoảng 30 tô từ 6h đến 15h. Gần đây, quán hủ tiếu “thả dây” được nhiều người biết đến, khách vãng lai tăng lên nhanh chóng. Nhờ lượng khách tăng vọt, mỗi ngày, bà bán được khoảng 60 tô.
Những vị khách lần đầu đến ăn, loay hoay không biết ngồi ở đâu thì được hàng xóm của bà Ba tận tình hướng dẫn. Họ nói, "dì Ba" dễ thương, thân thiện cho nên mọi người yêu quý, giúp đỡ.
Hương vị gia truyền đặc biệt
Bà Ba là người gốc Trà Vinh lên TPHCM từ năm 1992 nên hủ tiếu vẫn có hương vị đặc trưng, đậm vị miền Tây. Nếu tính từ đời ba của bà thì công thức gia truyền này đã được hơn 50 năm.
Hủ tiếu “thả dây” của bà Ba chỉ có thịt và xương heo, không có tim, gan hay bò viên như các quán khác. Khi ăn, khách có thể cho thêm chút chanh và sa tế vào tô hủ tiếu để ăn cùng.
Chủ quán tiết lộ: “Mỗi ngày, tôi dậy từ 3h sáng đi chợ kế bên mua thịt, xương chất lượng nhất rồi về hầm nước dùng. Muốn hủ tiếu ngon thì quan trọng ở nước lèo, hầm kỹ đủ thời lượng thì mới đạt chuẩn chứ có gì đặc biệt đâu”.
Một tô hủ tiếu đầy ắp thịt đồng giá 30.000 đồng làm ai cũng ngạc nhiên. “Tuổi này rồi bán buôn cho vui chứ cần gì lời nhiều. Hoạt động tay chân cho khỏe người, cứ ngồi một chỗ tôi cũng khó chịu lắm”, bà Ba cho hay.
Ngoài món chính, bà Ba còn có bánh canh, nui nhưng có lẽ hủ tiếu ở đây vẫn là món hút khách nhất. Sợi hủ tiếu dai, nước hầm xương có độ ngọt thanh, thịt tươi mềm, hành phi tự làm...
Dẫu tuổi đã cao, làm việc từ sáng sớm đến tối nhưng bà Ba vẫn tràn đầy năng lượng, thường xuyên trò chuyện thân mật với khách.
Người phụ nữ 70 tuổi thú nhận đôi khi cũng phải nói to thì khách mới nghe thấy. Do những lúc đông, bàn ghế trải dài ra tận đầu ngõ nên bà Ba bất đắc dĩ phải nói lớn tiếng. Song, chưa một vị khách nào cảm thấy khó chịu mà ngược lại rất vui vẻ với chủ quán.
“Tuần nào tôi cũng ăn ở đây khoảng 3 - 4 lần. Tôi ăn hủ tiếu ở đây cũng được chừng một năm, từ hồi quán chưa được quá nhiều người biết đến. Hủ tiếu của dì Ba không dùng bột ngọt nên ăn vừa miệng. Tôi cũng hay rủ đồng nghiệp ra đây ăn trưa”, anh Minh Khương (30 tuổi) chia sẻ.
Là hàng xóm chung hẻm 76A Trần Hữu Trang với "dì Ba", bà Mười cho hay: “Người dân trong hẻm này rất mê món hủ tiếu khô của bà Ba. Tôi ăn ở đây từ lúc quán nấu bán dưới đất, tới giờ bán thả dây cũng vẫn còn ăn”.