发布时间:2025-01-13 05:37:26 来源:Xổ số 88 作者:La liga
Dư luận đang dậy sóng với những câu nói mang tính cợt nhả diễn ra tại một chương trình được phát trên đài truyền hình quốc gia.
Trong tập 2 của Shark Tank Việt Nam,ạchxinhthìchọntrongSharkTankĐừngnghĩcótiềnmàbanphátchophụnữkq brentford bà Nguyễn Thị Thu Hằng, CEO Wiibike, đã kêu gọi 1,5 tỷ đồng cho 1% cổ phần cho các dòng xe đạp trợ lực điện nguyên chiếc, sử dụng năng lượng xanh.
Nhận thấy tiềm năng phát triển, Shark Phú đưa ra đề nghị 1,5 tỷ đồng cho 10% cổ phần, còn Shark Bình đưa ra đề nghị 3 tỷ đồng cho 33% cổ phần.
Shark Phú và CEO Thu Hằng. |
Tuy nhiên, vấn đề gây tranh cãi từ thương vụ gọi vốn trên lại đến từ phát ngôn của Shark Phú và Shark Hưng. CEO Thu Hằng hỏi các Shark có thấy điều gì đặc biệt ở chiếc xe, Shark Phú cười nói: "Anh chỉ mải nhìn em, nên chẳng thấy gì đặc biệt ở chiếc xe cả".
Shark Hưng cũng buông những câu gây tranh cãi: "Tôi lên đây xem, hỏi cho vui thôi, chứ lúc đi vào, thấy Shark Phú cười, biết cái deal này cũng nhanh thôi. Tức là, giải pháp là xanh, startup thì xinh, Shark Phú vào cười rồi”.
Đỉnh điểm, Shark Phú còn nói: "Anh đã nói ngay từ đầu, anh không quan tâm đến business, không quan tâm đến sản phẩm mà đang quan tâm đến mỗi em thôi". Khi thỏa thuận được chốt, Shark Hưng còn tiếp tục phán: "Cứ xanh, sạch, xinh là xong".
Không chỉ trong tập này, một số tập của các năm trước, các Shark cũng không ngại ngần buông ra những câu nói tán dương nhan sắc, “thả thính” đối tượng là nữ.
Cũng như nhiều khán giả, thực sự khi nghe những lời lẽ trên, tôi vô cùng bức xúc. Các ông đều những là người có tiền, có quyền (đầu tư) nên cư xử bậc bề trên với người chơi, đặc biệt là nữ giới.
Thay vì chú ý, quan tâm đến sản phẩm, khả năng rót vốn, các Shark lại dành nó cho vẻ ngoài của người chơi. Shark liệu có quên mất, đây là chương trình kinh doanh thay vì một gameshow tạp kỹ hay một chương trình thi hoa hậu, hoa khôi? Người ta đang nghiêm túc trình bày dự án, các Shark lại khen ngợi nhan sắc, không khác gì xúc phạm đến họ và người xem.
Không chỉ vậy, Shark còn sẵn sàng buông ra những lời nói cợt nhả, không một chút ngại ngùng, giấu giếm với đối phương.
Tôi cho rằng những câu nói: “Xanh, sạch, xinh”; “Anh chỉ mải nhìn em”… là một hình thức quấy rối tình dục bằng lời nói công khai trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Điều đáng nói hơn, đây là chương trình được phát sóng trên đài quốc gia, dành cho hàng triệu người xem. Trong đó có không ít trẻ em, người trẻ - các em sẽ học được gì từ những câu nói cợt nhả, bình phẩm nhan sắc phụ nữ như vậy?
Tôi cũng không thể chấp nhận việc một số người bênh vực các Shark rằng: “Họ chỉ đùa cho vui”, “làm chương trình trở nên nhẹ nhàng, gần gũi”. Thiếu gì cách để tạo nên một chương trình thú vị, hài hước, sao phải bằng việc bình phẩm, xoáy sâu vào hình thể nữ giới? Hay tại bởi lâu nay, chúng ta đã quá quen thuộc với việc dùng những từ ngữ khiếm nhã bàn về sắc, giới (đặc biệt là với phụ nữ) để tạo nên những tiếng cười khả ố?.
Mang tiếng “khen” đối phương nhưng thực chất, các Shark đang phân biệt giới tính, hạ thấp những sự cố gắng của người “được” khen. Sâu xa hơn, họ thể hiện quyền lực ngầm (tự trao) của nam giới, rằng chúng tôi có quyền, có tiền, chúng tôi được đứng trên bạn để nhận xét, bình phẩm. Tôi cho rằng, những lời nói như vậy thể hiện rõ sự coi thường, phân biệt với nữ giới.
Công ty nơi tôi làm việc cũng có nhiều nam giới có cách hành xử tương tự. Họ thường lấy việc trêu chọc về cơ thể, vẻ ngoài và chuyện phòng the để mua vui cho nhau. Sáng sớm, nhìn thấy một cô nhân viên có vẻ mệt mỏi, anh chàng ngồi gần tôi nói ngay: “Đêm qua quá sức hả em?”. Thấy một cô khác vừa đến văn phòng, anh ta lại khen: “Tóc em nay thơm quá”.
Anh ta và những người đàn ông khác cho rằng, những lời nói trên là nói đùa vô hại nhưng đấy lại chính là sự quấy rối tình dục nơi công sở.
Nhiều chị em khó chịu với những câu nói đùa trên nhưng không một ai dám lên tiếng để trả lại tính chuyên nghiệp, trong sạch cho môi trường công ty. Thậm chí khi có một vài chị em phản ứng yếu ớt, cánh đàn ông còn gạt đi: “Thích được trêu lại còn giả vờ”.
Nếu các bạn cứ cho rằng những lời nói, hành vi đó là “bình thường”, “cho vui” thì câu chuyện đấu tranh chống xúc phạm, quấy rối phụ nữ nói riêng và bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn là một chặng đường dài, gian nan.
Độc giả Lê Hà
Bạn có thể gửi cho chúng tôi về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết phải trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn.相关文章
随便看看