Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM,ósinhviênhọcnămnhưngcósinhviênnămmớiratrườnglỗidođâsoi keo peru mỗi khóa có 1-2 sinh viên tốt nghiệp sớm. Có 50-60% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn, còn khoảng 15-20% sinh viên phải kéo dài thời gian học và sử dụng hết thời gian đào tạo tối đa.
Ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, số sinh viên tốt nghiệp đúng hạn dao động từ 50 đến hơn 90% tùy từng ngành nhưng bên cạnh đó, một số sinh viên phải mất 8 năm mới ra được trường.
Tương tự, tại Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, mỗi khóa có khoảng 1% sinh viên tốt nghiệp sớm, hơn 60% tốt nghiệp đúng thời hạn, còn lại phải kéo dài thời gian đào tạo.
Trong khi đó, ở Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, khoảng 11% sinh viên mỗi khóa hoàn thành chương trình đào tạo và nhận bằng tốt nghiệp trong thời gian 3-3,5 năm. Trong số này, sinh viên xếp hạng giỏi và xuất sắc rất cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đúng hạn nhưng cũng có sinh viên phải mất 7-8 năm mới tốt nghiệp.
Tại Trường ĐH Y Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết thời gian đào tạo tối đa cho sinh viên của trường là 12 năm và trong thời gian này, sinh viên phải hoàn thiện các điều kiện tốt nghiệp. Dù không có sinh viên tốt nghiệp sớm nhưng theo ông Tú, mỗi khóa có 90-95% sinh viên tốt nghiệp đúng hạn.
Nguyên nhân do đâu?
Ông Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho rằng trường y có đặc thù là bắt buộc sinh viên phải học theo thứ tự chương trình. Mặt khác, bên cạnh việc học lý thuyết, sinh viên trường y phải đi thực hành đầy đủ. Tuy nhiên, đặc trưng của Trường ĐH Y Hà Nội là tuyển chọn đầu vào khắt khe, những sinh viên trúng tuyển có sự cạnh tranh cao.
“Nhiều người nói rằng đào tạo mới quan trọng nhưng tôi cho rằng đầu vào rất quan trọng. Tôi đồng ý với ý kiến để có chất lượng đầu ra thì quá trình đào tạo quan trọng, nhưng đầu vào khác biệt thì năng lực sinh viên cũng khác biệt. Chính đầu vào trường y khắt khe nên tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn rất nhiều vì sinh viên trúng tuyển có chất lượng. Sinh viên chọn trường y cũng rất quyết tâm, tu chí học hành”, ông Tú nói.
Theo ông Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, những sinh viên tốt nghiệp sớm thường học các ngành Kinh tế, Quản trị, Kế toán… Đây là những ngành không thực hành, thực tập nhiều nên sinh viên có lợi thế hoàn thành việc học sớm. Một số sinh viên phải kéo dài thời gian học tập do các em vừa đi học, vừa làm thêm để trang trải chi phí học hành hoặc đi thực tập, hoàn tất chương trình chuyên môn ở ngoài nước. Bên cạnh đó, cũng có nguyên nhân sinh viên đã hoàn thành chương trình nhưng nợ chuẩn đầu ra như Tin học, Anh văn, còn một số thì bê trễ trong việc học.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh-Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng ngoài các yếu tố như hoàn cảnh, công việc thì nhiều sinh viên phải kéo dài thời gian học tập do sự lười biếng. Những sinh viên này thường ngụy biện “mình tốt nghiệp trễ hơn nên mình có kinh nghiệm nhiều hơn". Các em không biết rằng chính vì sự lười biếng này mà các em đánh mất cơ hội việc làm, khởi nghiệp, học tập lên cao…
Lý do khác là chất lượng đầu vào và các điều kiện tốt nghiệp như chuẩn tiếng Anh đầu ra. Cho nên hiện nay, các trường đại học đều ưu tiên tuyển thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh hoặc quan tâm đến môn Tiếng Anh trong điều kiện xét tuyển.
Bất lợi cho trường, cho cả sinh viên
Ông Phạm Thái Sơn cho rằng sinh viên kéo dài thời gian học đang gây bất lợi cho các trường trong việc quản lý. Thương hiệu của trường đại học sẽ bị ảnh hưởng bởi những sinh viên tốt nghiệp trễ. Các sinh viên này thường "nói xấu” nhà trường mỗi khi có sai sót trong khâu quản lý đào tạo.
“Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên sẽ bị giảm đi. Sinh viên không ra trường đúng hạn sẽ nắm bắt cơ hội việc làm thấp hơn. Tính dài hơi, các em sẽ bị thiệt thòi dù chỉ thiếu 1-2 môn là tốt nghiệp. Đối với nhà trường, chỉ tiêu tuyển sinh các năm tiếp theo sẽ bị ảnh hưởng vì 1 sinh viên trễ tốt nghiệp cũng nằm trong quy mô đào tạo”, ông Lê Phan Quốc, Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nói.
Theo ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, sinh viên học quá tiến độ thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh. Người học đối mặt với rủi ro tài chính và việc các kiến thức, kỹ năng ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, thậm chí rủi ro về việc bị giảm cơ hội nghề nghiệp khi thị trường thay đổi.
Việc theo dõi tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ tốt nghiệp đúng hạn cũng giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực hỗ trợ sinh viên trong học tập.
Ông Thắng khuyên sinh viên cần xác định rõ động lực học tập của mình để có lộ trình hợp lý. Động lực học tập là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc đạt hiệu quả tốt. Bản thân quá trình đào tạo cũng là một quá trình sàng lọc và tạo cơ sở, môi trường cho người học phát triển năng lực cá nhân. Vì vậy, nếu sinh viên hiểu rõ và xác định rõ thì sẽ học với niềm vui và sự hạnh phúc. Một số sinh viên tự xác định lộ trình dài hơn người khác một cách có chủ đích cũng là điều tốt. Một số sinh viên do hoàn cảnh, học dài hơn người khác thì cần tìm sự hỗ trợ từ nhà trường, bạn bè để việc học được tốt hơn.
Bài 3: Các trường đại học trên thế giới cho sinh viên kéo dài thời gian học bao lâu?