Bù Gia Mập là huyện biên giới miền núi,ệnBùGiaMậpđadạnghoạtđộngphòngchốngtainạnthươngtíchchotrẻkqbd hạng nhất anh vùng sâu, vùng xa của tỉnh Bình Phước, điều kiện giao thông khó khăn. Đây là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và nhiều tôn giáo khác nhau. Do đó, huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ dân trí, chưa đáp ứng về cơ sở vật chất để phục vụ trẻ em đã tác động không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua công tác trẻ em, phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích cho trẻ em trên địa bàn được cấp ủy Đảng, Chính quyền và đoàn thể thường xuyên quan tâm, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù hợp với điều kiện của địa phương.
Năm 2023, tổng số trẻ em trên địa bàn huyện là gần 23.200. Năm trước, huyện xảy ra 4 vụ xâm hại tình dục trẻ em với nạn nhân là 4 bé gái, trong 7 tháng đầu năm nay, huyện không xảy ra vụ việc nào.
UBND nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại các trường học về phòng chống xâm hại trẻ em; tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các buổi tuyên truyền tại cộng đồng lồng ghép trong các buổi chào cờ đầu tuần, các giờ ngoại khóa, các buổi sinh hoạt...
Đơn cử, mới đây, tại Trường Tiểu học Lê Lợi, UBND huyện Bù Gia Mập phối hợp với Tỉnh đoàn Bình Phước, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội Chữ thập đỏ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động Tháng hành động vì trẻ em, khai mạc hè, toàn dân tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước và Chiến dịch “Những giọt máu hồng hè” năm 2023.
Ban tổ chức đã ra mắt các đội hình tình nguyện, gồm: Đội tuyên truyền Luật Trẻ em; Đội tuyên truyền phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Đội phòng chống tai nạn thương tích đuối nước trẻ em; Đội hình hướng dẫn an toàn giao thôn; Đội hình giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em yếu thế.
Tại nhiều xã của huyện Bù Gia Mập, các nội dung tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em, chọn địa điểm để hướng dẫn bơi lội để tổ chức hoạt động dạy bơi cho các em được lồng ghép trong các chương trình.
Hàng năm đội ngũ cán bộ công chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của huyện, các xã và cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các thôn được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em do tỉnh, huyện tổ chức.
Trong hội nghị tập huấn, các thành phần được giới thiệu những nội dung chính trong Luật Trẻ em, hướng dẫn một số nội dung cơ bản về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em như: phòng, tránh xâm hại trẻ em, phòng tránh đuối nước, bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng, thông tin về địa chỉ, dịch vụ tư vấn trợ giúp trẻ em trên địa bàn....
Công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em cũng được các ban, ngành, đoàn thể thực hiện với các hoạt động cụ thể.
Nhiều cơ quan, ban, ngành tổ chức quán triệt, tuyên truyền Luật Trẻ em, văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai tập huấn nghiệp vụ bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em. Nhiều trường học xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, không có bạo lực, xâm hại trẻ em; tiếp tục triển khai có hiệu quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các nhà trường còn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống, tự bảo vệ cho học sinh trong nhà trường…
Các phòng ban, đơn vị, đoàn thể phối hợp kiểm tra, quản lý các sản phẩm văn hóa dành cho trẻ em và công tác phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ trẻ em; UBND các xã tổ chức các hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí, rèn luyện thể chất cho trẻ em; hướng dẫn các đơn vị tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thể dục, thể thao cho trẻ trong các dịp kỷ niệm, ngày lễ.
Đoàn Bổng và nhóm PV, BTV