Cuộc xung đột tại Ukraine đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành công nghiệp ô tô Nga,ếtMoskvichtớiLadaÔtôNgathinhaunháixeTrungQuốu19 áo vs thậm chí có thể nói là một sự sụp đổ có hệ thống trong một thời gian ngắn.
Ngay khi Renault rút khỏi Nga và bán hết cổ phần công ty mẹ cho các doanh nghiệp địa phương, hãng xe Lada liên doanh và cũng là hãng ô tô lớn nhất nước Nga ngay lập tức rơi vào tình trạng đóng băng hoạt động do thiếu phụ tùng linh kiện trầm trọng, vốn được cung cấp từ các quốc gia phương Tây và thân cận.
Thậm chí, việc các hãng xe Hàn Quốc và Nhật Bản rút đi theo chân các lệnh cấm vận cũng gây ra hàng loạt các khó khăn nghiêm trọng cho thị trường ô tô Nga.
Giờ đây, không còn cách nào khác, các doanh nghiệp ô tô Nga buộc phải sử dụng các công nghệ, linh kiện cũ, lạc hậu, lỗi thời để sản xuất xe hơi hoặc phải hợp tác với Trung Quốc, đất nước có nền ô tô phát triển nhanh thần tốc trong những năm vừa qua.
Trung Quốc đang nổi lên là "phao" cứu cánh với các hãng xe không rút khỏi Nga và miễn nhiễm với những biện pháp trừng phạt.
Lada lột xác bằng “phong cách” Trung Quốc
Tháng 4 vừa qua, trong khuôn khổ hội nghị Sochi trưng bày các sản phẩm của những đại lý ô tô Nga, giới quan sát đã vô cùng ngạc nhiên khi Lada chính thức trình làng sản phẩm X-Cross 5, một chiếc SUV trông hiện đại, bắt mắt.
Chiếc SUV hạng D này sử dụng hàng loạt các công nghệ mới tiên tiến, và hãng xe Nga không ngần ngại khi tuyên bố rằng đây chính là mẫu xe hơi đẹp, sang trọng và hiện đại nhất mà Lada từng giới thiệu.
Dẫu vậy, cũng không quá khó để giới chuyên gia nhận ngay ra chiêu “bình mới, rượu cũ” khi trên thực tế, đây chính là một chiếc FAW Bestune T77 do hãng FAW Trung Quốc thiết kế, chế tạo, ra mắt từ năm 2018.
AvtoVAZ, hãng xe nội địa sở hữu thương hiệu Lada, hiện nay đang cố gắng khôi phục lại dây chuyền sản xuất của nhà máy Nissan đã để lại ở St. Petersburg để có thể đưa vào sản xuất mẫu SUV do FAW thiết kế dựa trên sự giúp đỡ tới từ hãng xe Trung Quốc.
Với sự kế thừa công nghệ từ FAW, Lada X-Cross 5 có ngoại thất và nội thất đều ưa nhìn, khác hẳn các mẫu xe tự mình thiết kế trước đây. Với bảng điều khiển kỹ thuật số và màn hình giải trí 12,3 inch, người Nga phải trầm trồ thừa nhận rằng chưa từng thấy một chiếc Lada nào có nội thất hào nhoáng đến vậy.
Chiếc xe này dùng động cơ Turbo thể tích 1,5 lít, công suất 160 mã lực dẫn động cầu trước nhưng vẫn cho phép xe có thể đạt tốc độ tối đa lý thuyết lên tới 190km/h, cùng mức tiêu thụ nhiên liệu chỉ 6,61 lít/100km cực kỳ hợp lý.
Trào lưu “bình Nga, rượu Trung Quốc” của ngành ô tô Nga
Không phải Lada là trường hợp đầu tiên mà ngay từ năm 2022, hãng xe Moskvich nổi tiếng thời Liên Xô đã được hồi sinh với sự giúp đỡ của người Trung Quốc.
Moskvich-3 là mẫu xe đầu tiên trong sự trở lại lần này, không gì khác chính là mẫu thiết kế JAC JS4 do hãng JAC Trung Quốc cung cấp linh kiện, chuyển giao công nghệ lắp ráp cho phía Nga. Hãng xe Nga chỉ việc tận dụng dây chuyền vốn có trước đó do Renault bỏ lại.
Rõ ràng với một sự trì trệ, đóng băng bởi thiếu nguồn linh kiện, vật tư và thiếu nguồn cung ứng xe mới nhập khẩu đã khiến cho các hãng xe hơi Nga lao đao, và không còn lựa chọn nào khác ngoài hợp tác với những nhà sản xuất Trung Quốc.
Ngược lại, các hãng xe Trung Quốc đang có lợi thế rất lớn khi không còn phải cạnh tranh với xe châu Âu, Mỹ hay Nhật, Hàn. Người Trung Quốc cũng rất nhanh để thích nghi và trợ giúp Nga nhanh chóng phục hồi các dây chuyền sản xuất cũ vốn phải ngừng hoạt động sau 1 năm bị cấm vận đầy khó khăn.
Hùng Dũng(Tổng hợp)
Người dân Nga miễn cưỡng đón nhận ô tô giá không hề rẻ từ Trung QuốcViệc hàng loạt các tập đoàn ô tô lớn trên thế giới rời bỏ thị trường Nga đầu năm 2022 đã khiến cho người dân nước này không còn cách nào khác phải đón nhận ô tô Trung Quốc, nhưng giá không hề rẻ.(责任编辑:Nhà cái uy tín)