Bảng tiêu Tết 100 triệu đồng của gia đình ở Hà Nội, khoản biếu Tết đặc biệt_lịch thi đấu vô địch quốc gia thụy điển

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới Ất Tỵ 2025,ảngtiêuTếttriệuđồngcủagiađìnhởHàNộikhoảnbiếuTếtđặcbiệlịch thi đấu vô địch quốc gia thụy điển nhiều gia đình đã lập danh sách bảng chi tiêu để cân đối các khoản cần chú trọng trong dịp Tết.

Trên các diễn đàn mạng, chủ đề chi tiêu Tết bao nhiêu là đủ cũng được nhiều người bàn luận sôi nổi. Có người đưa ra con số 20-30 triệu đồng, nhưng cũng có người khẳng định phải chi ít nhất 40-50 triệu đồng mới đủ cho một cái Tết.

Tết ưu tiên nhiều nhất cho gia đình

Dưới một bài viết về chủ đề này, anh Bùi T. (ở Hà Nội) đã chia sẻ bảng chi tiêu Tết 108 triệu đồng của gia đình mình.

Nhìn vào số tiền lên tới trên 100 triệu đồng, nhiều người đồng tình cho rằng, Tết là dịp tiêu tốn nhất năm. Không ít ý kiến đánh giá, bảng chi tiêu Tết của gia đình anh T. quá cao so với mặt bằng chung của các gia đình trẻ.

Bảng tiêu Tết 100 triệu đồng của gia đình ở Hà Nội, khoản biếu Tết đặc biệt - 1

Với nhiều gia đình, chi tiêu Tết luôn là bài toán nan giải (Ảnh minh họa: Hồng Anh).

Anh T. cho biết, gia đình anh có 4 thành viên gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ (1 bé 4 tuổi và 1 bé 16 tháng tuổi). Vợ chồng anh kinh doanh máy móc nông nghiệp nên có nguồn thu khá ổn định, khoảng 100 triệu đồng/tháng.

Anh T. liệt kê các khoản chi dịp Tết: Gửi tiền bà nội trông cháu một năm 50 triệu đồng, biếu ông bà nội - ngoại 2 bên 20 triệu đồng, tiền mừng tuổi 14 triệu đồng, sắm Tết 10 triệu đồng, các khoản phát sinh 10 triệu đồng...

Trong bảng chi tiêu Tết của gia đình, anh T. dành phần lớn số tiền để biếu bố mẹ, người thân, họ hàng. Với anh T., đây là khoản cần ưu tiên nhất.

"Các khoản chi tiêu Tết của gia đình tôi cao là do tôi biếu tiền bà nội cả năm trông cháu. Còn lại các khoản khác là khoảng 50 triệu đồng. Về cơ bản thì đây cũng là con số bình thường so với thu nhập của chúng tôi", anh T. nói.   

Bảng tiêu Tết 100 triệu đồng của gia đình ở Hà Nội, khoản biếu Tết đặc biệt - 2

Bảng chi tiêu Tết của gia đình anh T. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Nhiều ý kiến cho rằng, liệt kê khoản cảm ơn mẹ chăm cháu trong dịp Tết là không hợp lý. Tuy nhiên, anh T. cho rằng, tùy quan điểm của từng người. Bố mẹ anh ở Bắc Ninh, mẹ anh chỉ là lao động bình thường, không có lương hưu.

Bà lên Hà Nội chăm cháu giúp vợ chồng anh vì thương các con, các cháu và không hề tính toán. Vì vậy, nhân dịp Tết anh dành một khoản riêng để biếu mẹ thay lời cảm ơn. Nếu không vào dịp Tết thì không có dịp nào hợp lý hơn để anh biếu mẹ. "Hãy coi Tết như một dịp để nói lời cảm ơn, tri ân", anh T. chia sẻ.

Không có thưởng Tết thì chi tiêu "âm nặng"

Chị Phạm Thu Oanh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự còn chồng làm kỹ sư xây dựng. Mỗi tháng, thu nhập của vợ chồng chị là 35 triệu đồng, chị chi tiêu hết khoảng 20 triệu cho gia đình 4 người. Tuy nhiên, riêng tháng Tết, chi tiêu lên tới 46 triệu đồng.

"Tôi biếu bố mẹ 2 bên 10 triệu đồng, lì xì bố mẹ 2 bên 2 triệu đồng, lì xì các cụ và các cháu 4 triệu đồng, quà Tết, mua sắm hết 10 triệu đồng…", chị Oanh liệt kê.

Chị Oanh mới chuyển công ty nên khoản thưởng Tết chỉ được khoảng 5 triệu đồng. Trong khi chồng chị Oanh dự kiến thưởng Tết là 15 triệu đồng.

"Chúng tôi dự kiến thu nhập tháng Tết được khoảng 53 triệu đồng. Nếu không có thưởng Tết thì bảng chi tiêu Tết của chúng tôi sẽ bị "âm nặng", chị Oanh nói.

Theo người phụ nữ này, bảng chi tiêu của chị chỉ mang tính tương đối. Năm nào chị cũng liệt kê ra các khoản và cố chi tiêu trong hạn mức cho phép. Tuy nhiên, đôi khi số tiền vẫn bị vượt mức dự trù vì nhiều khoản phát sinh.

Tết Nguyên đán luôn là dịp cần chi tiêu nhiều nhất năm bởi ngoài các khoản chi tiêu hàng ngày, tiền đóng học cho con cái, các gia đình còn cần mua sắm, biếu tặng Tết, về quê, du xuân… Các khoản cần chi dùng có thể đắt đỏ theo từng năm.

Nhiều người vì thế nảy sinh tâm lý "sợ Tết". Chị Oanh cho rằng, nên tùy điều kiện từng gia đình để vun vén chi tiêu cho hợp lý.

"Tôi rất mong đến Tết vì đây là dịp được gặp gỡ người thân, bạn bè. Do không khí Tết ngày càng nhạt đi nên tôi rất chú ý đến việc trang trí Tết để đem lại không khí cho gia đình.

Những ngày này tôi cũng đưa các con đi chơi, đến các khu chợ, các nơi có tiểu cảnh trang trí để con cảm nhận được ngày Tết cổ truyền", chị Oanh nói.

Nhà cái uy tín
上一篇:Ra mắt cuốn sách của Thượng tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm
下一篇:Những lưu ý khi thuê ô tô tự lái dịp nghỉ lễ để tránh mất tiền oan