您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Bí quyết bước gần hơn về phía nhà tuyển dụng_lịch thi đấu quốc gia tây ban nha 正文

Bí quyết bước gần hơn về phía nhà tuyển dụng_lịch thi đấu quốc gia tây ban nha

时间:2025-01-27 06:33:23 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Bí quyết bước gần hơn về phía nhà tuyển dụng_lịch thi đấu quốc gia tây ban nha

Chúng ta thường nghĩ chỉ có nhà tuyển dụng mới chủ động tiếp cận với ứng viên tiềm năng,íquyếtbướcgầnhơnvềphíanhàtuyểndụlịch thi đấu quốc gia tây ban nha chứ không phải ngược lại. Nhưng nếu để ý, bạn sẽ biết rất nhiều cầu thủ nổi tiếng, ngôi sao tài năng thành công sớm nhờ nhanh nhạy tìm đến nhà tuyển dụng hoặc các giám đốc casting.

Tự tin giới thiệu bản thân với chuyên gia tuyển dụng. Ảnh: Pexels

Bạn cũng có thể trở thành ứng viên sáng giá nếu tiếp cận nhà tuyển dụng theo cách đôi bên cùng có lợi.

Hiểu cách làm việc của nhà tuyển dụng

Công việc của nhà tuyển dụng là nắm rõ từng vị trí tuyển dụng để: hiểu về các kỹ năng, năng lực phù hợp; thuyết phục thành công ứng viên sáng giá nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Như vậy, họ vừa phải là người rao hàng (vị trí công việc), vừa đi tìm khách hàng (ứng viên), lại vừa cổ vũ, hướng dẫn, thậm chí làm chiến lược gia cho cả ứng viên và công ty tuyển dụng.

Và hãy tưởng tượng một nhà tuyển dụng đang làm tất cả những điều đó cho không chỉ một vị trí việc làm, mà đến 5 vị trí. Và mỗi vị trí họ có khoảng 10 ứng viên, tức là phải bỏ thời gian để làm việc đồng thời với 50 người. Vì vậy, để rút ngắn thời gian được họ để tâm và nhận ra điểm sáng của bạn, hãy tiếp cận họ một cách có mục tiêu.

Hiểu kiểu nhà tuyển dụng mà bạn cần tiếp cận

Có nhiều kiểu chuyên gia tuyển dụng: thuộc bộ phận nhân sự của công ty, thuộc công ty chuyên cung cấp dịch vụ tuyển dụng hoặc chuyên gia “săn người” tự do.

Nhân sự HR nội bộ: Thường các công ty sẽ chỉ định nhân sự tìm người tài cho một lĩnh vực khác nhau: kỹ thuật, marketing, tài chính… Vì thế, hãy chắc chắn  mình tiếp cận đúng người. Ngoài ra, lời giới thiệu từ một nhân viên hoặc một người quen của họ sẽ được chú ý hơn so với một email giới thiệu chung chung.

Nhà tuyển dụng dịch vụ: Tương tự, các nhà tuyển dụng từ công ty dịch vụ cũng chỉ nhận làm những lĩnh vực thế mạnh của họ. Đặc điểm nổi bật là họ không được trả tiền nếu không tìm ra ứng viên phù hợp và thực sự đến làm việc. Trong một số trường hợp, nhân viên tuyển dụng của chính công ty khách hàng cũng tìm ra ứng viên phù hợp, thì ứng viên của nhà tuyển dụng dịch vụ sẽ bị loại. Nhưng đừng vì thế mà bỏ qua cơ hội, vì một nhà tuyển dụng dịch vụ có thể đang tìm người cho cùng một vị trí ở nhiều công ty khác nhau.

Chuyên gia “săn người”: Đây là những người có mạng lưới nhân sự sâu rộng, lâu năm và thường tìm kiếm cho vị trí cấp cao trở lên. Thậm chí, họ có thể tìm nhân tài cho những vị trí bí mật, không được đăng tuyển công khai.

Đừng ngại tiếp cận với những chuyên gia “săn người” để tìm kiếm cơ hội. Ảnh: Pexels

Biết cách tiếp cận nhà tuyển dụng

Đây là bước quan trọng nhất. Đừng bao giờ tiếp cận nhà tuyển dụng để yêu cầu họ giúp đỡ bạn. Họ không biết bạn và bạn không trả tiền cho họ. Mục tiêu khi tiếp cận nên là: giúp họ hoàn thành công việc và tìm ra ứng viên phù hợp. Vì thế, chỉ nên liên hệ sau khi đã nghiên cứu xong về vị trí tuyển dụng, CV trên CareerBuilder, hồ sơ trên trang tuyển dụng để bạn sẵn sàng phỏng vấn.

Hãy cho họ thấy 2 lý do để chú ý đến bạn:

Bạn có thể bù đắp vào vị trí mà họ đang tuyển

Thường thì các tin trên trang tuyển dụng sẽ thể hiện tên của người đăng tin. Hãy liên hệ với họ để mô tả các kỹ năng và khả năng mà bạn có cho vị trí đó. Đồng thời, hãy nói rõ một số năng lực khiến bạn có thể mang lại giá trị nổi bật cho công ty. Nhớ bám sát vào các từ khóa trong bản mô tả công việc. 

Nếu bạn là ứng viên phù hợp, bạn có thể nhận được phản hồi. Nếu bạn không nhận được phản hồi, có thể là vì bạn đã chậm chân hoặc không phù hợp với vị trí đó như bạn nghĩ.

Bạn biết rằng nhà tuyển dụng mạnh về một ngành và vị trí cụ thể

Trường hợp này, tuy không biết nhà tuyển dụng có đang tìm người cho vị trí công việc cụ thể nào không, nhưng bạn biết chắc các kiểu vị trí nghề nghiệp và lĩnh vực mà họ chuyên làm. Nếu tình cờ họ cũng đang tuyển vị trí mà bạn phù hợp, bạn sẽ nhận được phản hồi. Nếu không, họ sẽ lưu CV của bạn vào cơ sở dữ liệu để liên hệ khi thích hợp. 

Vì vậy, hãy chủ động “chào hàng” bản thân với những thông tin hữu ích cho họ. Bao gồm: vị trí phù hợp, chức danh mong muốn, kinh nghiệm quản lý, địa điểm làm việc, các lĩnh vực thế mạnh, mức lương kỳ vọng… Ngoài ra, là đường dẫn tới CV của bạn trên CareerBuilder trong trường hợp nhà tuyển dụng muốn chia sẻ cho những đối tác, công ty khác.

Cuối cùng, nếu bạn còn ngại ngần, thì hãy hiểu rằng cơ hội chỉ đến với người cố gắng, bạn phải thử mới biết được khi nào may mắn mỉm cười với mình. Và một cơ hội việc làm hấp dẫn luôn đáng để bạn chủ động thể hiện bản thân. Kể cả khi chưa có nhà tuyển dụng nào phản hồi, thì bạn vẫn còn cơ hội tìm kiếm việc làm như ý với mức lương như ý khi khảo sát vị trí mong ước trên VietnamSalary.

(Nguồn CareerBuilder)