Thời gian gần đây,đẻcủabứcảnhchếĐiđâuđóSaovềrồilàcao thủ bắt đề bức ảnh hoạt hình mô tả cuộc đối thoại giữa mẹ và người con kéo cặp đi lại kéo cặp về đã gây sốt ở nhiều quốc gia. Không chỉ Việt Nam, tại Philippines hay Thái Lan, nhiều người đã sáng tạo ra những phiên bản với các nội dung hài hước.
Thậm chí, Tổng lãnh sự quán Philippines tại Iraq cũng đã sử dụng hình ảnh này để chế ra nội dung cảnh báo người Philippines tìm kiếm việc làm từ những đơn vị tuyển dụng trái phép.
Bức ảnh “Đi đâu đó, Sao về rồi” đang “gây bão”
Thế nhưng ít ai biết, “cha đẻ” của bức tranh này lại là một họa sĩ biếm nổi tiếng người Mỹ tên Ricardo Caté. Vị họa sĩ da đỏ vốn được biết đến nhiều nhất với việc phụ trách mục “Without Reservations” trên tờ nhật báo Santa Fe New Mexican và Taos Texas. Ông đảm nhiệm 6 bức truyện tranh mỗi tuần cho tờ Santa Fe New Mexico suốt hơn 10 năm qua.
Trong bức ảnh gốc xuất bản tại chuyên mục “Without Reservations”, họa sĩ Ricardo Caté đã vẽ hình đứa trẻ đi học về và được mẹ hỏi: “Hôm nay có học được gì ở trường không?”. Cậu bé đáp lại: “Có, nhưng vẫn không đủ. Họ muốn con quay lại vào ngày mai”.
Bức ảnh gốc xuất bản tại chuyên mục “Without Reservations”
Trước sự lan tỏa chóng mặt ở nhiều quốc gia như Philippines hay Việt Nam, họa sĩ Ricardo Caté cho biết bản thân ông cảm thấy vui và vô cùng hạnh phúc.
Chia sẻ với Forbes, ông kể bản thân bắt đầu vẽ biếm họa từ năm lớp 7 cùng một người bạn thân. Đó thường là những bức tranh về “cuộc phiêu lưu” cả trong thực tế và tưởng tượng. Họa sĩ Ricardo Caté tiếp tục duy trì niềm đam mê này cả khi đã vào trung học, đại học, thậm chí là sau khi gia nhập Thủy quân lục chiến.
Ông thích biếm họa vì cho rằng đó là cách tốt nhất để thể hiện quan điểm và suy tư. Ông cũng như nhiều đứa trẻ da đỏ thời điểm bấy giờ phải vật lộn với tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
“Có người nói rằng một bức tranh đáng giá bằng cả ngàn lời nói. Vì vậy, biếm họa chắc chắn khiến độc giả dễ hiểu hơn với những gì tôi muốn truyền tải”, ông nói.
“Cha đẻ” của bức ảnh chế ‘Đi đâu đó, Sao về rồi’
Ban đầu, ông cũng nhận được những lời chỉ trích rằng các bức tranh của ông có yếu tố phân biệt chủng tộc, vẽ không đẹp và không hài hước. Ricardo Caté đáp lại, bản thân ông cũng là người bản địa và những bức tranh là cách nhìn thế giới của một người bản địa.
“Tôi thích nói về trường học trong những bức hiếm họa của mình vì sau đó tôi có thể giải thích những gì tôi làm và tại sao tôi làm điều đó. Tôi vẽ những bức biếm họa khác nhau và thông qua những câu chuyện hài hước ấy, tôi mong muốn truyền đến mọi người một thông điệp giáo dục tốt nhất”, ông nói.
Là họa sĩ biếm da đỏ duy nhất làm việc cho một tờ báo dòng chính thống tại Mỹ, sức ảnh hưởng của Ricardo Caté trong cộng đồng người bản địa là khá lớn.
Qua những tác phẩm của mình, ông muốn kể câu chuyện về tầng lớp thiểu số và mong rằng, theo một cách tinh tế nhất là thông qua nghệ thuật, ông có thể giải quyết những mối quan tâm trong xã hội.
Trường Giang
Bức thư xin ông già Noel “một người cha tốt” của cậu bé 7 tuổi
“Cháu muốn xin ông một người cha thật tốt. Ông có thể mang cho cháu điều này vào Giáng sinh năm nay được không?”.