当前位置:首页 >Thể thao >Những tin nhắn quyết định sự sống_ket qua monterrey 正文

Những tin nhắn quyết định sự sống_ket qua monterrey

来源:Xổ số 88   作者:La liga   时间:2025-01-18 12:20:02

Từ sáng đến tối,ữngtinnhắnquyếtđịnhsựsốket qua monterrey họ sục sạo các tài khoản Instagram, để lại tin nhắn trên các nhóm WhatsApp và kết nối với những người trong danh bạ điện thoại. Họ đang cố gắng tìm được giường bệnh, oxy y tế, thuốc điều trị Remdesivir và huyết tương cho người thân không may nhiễm virus corona chủng mới.

{keywords}
Các tin nhắn quảng cáo oxy hoặc vật tư y tế trên mạng xã hội Instagram ở Ấn Độ. Ảnh: BBC

Tất cả hỗn loạn và choáng ngợp. Một tin nhắn WhatsApp bắt đầu lan truyền: "Hai giường điều trị tích cực (ICU) miễn phí". Vài phút sau, hai chiếc giường ICU được báo đã hết, có lẽ vì ai đó may mắn đến sớm chiếm giữ. Một tin nhắn khác xuất hiện: "Cần gấp máy tạo oxy. Xin hãy giúp đỡ".

Vật lộn tìm giải pháp

Theo BBC, khi hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ, cộng đồng, sự tự lực và may mắn sẽ quyết định giữa sự sống và cái chết. Song, nhu cầu đang vượt quá nguồn cung và những người bệnh không có nhiều thời gian chờ đợi.

Phóng viên Georgina Rannard của đài BBC chia sẻ, khi cô bắt đầu viết bài vào ngày 23/5, cô trò chuyện với một người đàn ông đang tìm kiếm nguồn cung dưỡng khí trên WhatsApp cho người anh 30 tuổi ở bang Uttar Pradesh. Song, vào thời điểm cô hoàn thành bài báo ngày 25/4, nam bệnh nhân trẻ tuổi đã tử vong.

Những người khác thì kiệt sức và đau khổ sau nhiều ngày vật lộn với việc tìm kiếm giải pháp điều trị nhằm cứu sống người thân của mình.

"Bây giờ là 6 giờ sáng ở Ấn Độ và đó là lúc chúng tôi bắt đầu các cuộc gọi. Chúng tôi tìm kiếm những thứ đáp ứng nhu cầu của ông chúng tôi trong ngày, bao gồm oxy hoặc thuốc tiêm. Chúng tôi lên mạng xã hội WhatsApp và gọi điện cho mọi người mà mình biết", Avani Singh giải thích.

{keywords}
Ảnh chụp Avani và ông khi cô về thăm quê ở Delhi. Ảnh: BBC

Người ông 94 tuổi của Avani vô cùng yếu sau khi mắc Covid-19 ở thủ đô Delhi. Từ nhà họ ở Mỹ, Avani và mẹ cô - Amrita, đã cầu cứu một mạng lưới chằng chịt gồm gia đình, bạn bè, người thân và các mối quan hệ nghề nghiệp. Avani tiết lộ có thời điểm, mẹ con cô phải thử khoảng 200 đầu mối cùng một lúc.

Cuối cùng, thông qua một người bạn cùng trường, họ đã tìm thấy một bệnh viện còn trống giường điều trị, nhưng phát hiện nơi này không có oxy y tế. Lúc này, ông của Avani đã bất tỉnh. Người mẹ kể: “Sau đó, tôi đăng một lời thỉnh cầu trên Facebook và một người bạn biết một phòng cấp cứu còn dưỡng khí. Nhờ người bạn ấy, cha tôi đã sống sót qua đêm”.

Đến ngày 24/4, sức khỏe của ông Avani đã được cải thiện, nhưng nhiệm vụ phía trước đối với mẹ con cô là có được thuốc tiêm Remdesivir. Họ lại gọi điện khắp nơi, còn anh trai của bà Amrita ở Delhi đã lái xe đến nhiều địa điểm, mỗi ngày đi tới 160km.

Nỗ lực trợ giúp

"Ông là người bạn tốt nhất của tôi. Tôi không thể nào bày tỏ hết sự biết ơn đối với những người đang điều hành các trang Instagram vì mọi thứ họ đang làm", Avani bộc bạch. 

Tuy nhiên, thông tin trên các trang mạng xã hội nhanh chóng lỗi thời và họ lo lắng về hàng giả.

"Chúng tôi nghe nói có một hiệu thuốc còn thuốc Remdesivir, nhưng vào thời điểm anh tôi đến đó thì chẳng có gì. Hiệu thuốc mở cửa lúc 8h30 sáng và mọi người đã xếp hàng từ nửa đêm, chỉ 100 người đầu tiên mua được thuốc tiêm. Bây giờ họ đang bán thuốc ở thị trường chợ đen. Giá thực tế của thuốc là 1.200 rupee (16USD) nhưng họ đang rao bán với giá tới 100.000 rupee (1.334USD) và bạn không thể đảm bảo đó là thuốc xịn”, bà Amrita nhớ lại.

Và giống như trong bất kỳ hệ thống nào dựa vào các kết nối cá nhân, không phải ai cũng có cơ hội cạnh tranh công bằng. Cũng như khả năng truy cập internet và điện thoại di động, tiền bạc, các quan hệ gia đình và địa vị xã hội cao hơn đều mang lại cơ hội tiếp cận thành công thuốc men, oxy và giường điều trị lớn hơn.

Giữa sự hỗn loạn, một số cá nhân đang cố gắng vãn hồi trật tự và tập trung thông tin, thiết lập các nhóm cộng đồng và sử dụng tài khoản Instagram để loan báo về các địa chỉ có thể liên hệ.

{keywords}
Arpita Chowdhury (ảnh) và các bạn muốn giúp gia đình các bệnh nhân tìm thấy nguồn cung vật tư, thiết bị y tế nhanh hơn. Ảnh: BBC

Arpita Chowdhury, 20 tuổi và một nhóm sinh viên tại trường đại học của cô ở thủ đô Delhi đang vận hành một cơ sở dữ liệu trực tuyến về những thông tin họ tự thu thập và xác minh. "Chúng đang thay đổi từng giờ từng phút. 5 phút trước, tôi được thông báo rằng có một bệnh viện còn 10 giường điều trị  trống, nhưng khi tôi gọi thì không còn giường nào", Arpita cho hay.

{keywords}
 
{keywords}
Arpita tiếp nhận các yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm, xác thực thông tin 

Cùng với các bạn, cô gọi đến những số liên lạc được quảng cáo cung cấp oxy, giường, huyết tương hoặc thuốc trên mạng xã hội trước khi đăng lại thông tin đã được xác minh trực tuyến. Sau đó, cô tiếp nhận các yêu cầu từ người thân của bệnh nhân Covid-19 để kêu gọi giúp đỡ.

Ranh giới sống - chết mong manh

Hôm 23/4, Aditya Gupta chia sẻ với nhà báo Rannard rằng, anh đang tìm kiếm máy tạo oxy (thiết bị chiết xuất oxy từ không khí) dành cho Saurabh Gupta, người anh họ nguy kịch ở Gorakhpur, một thị trấn thuộc bang Uttar Pradesh, phía bắc đất nước, nơi đang chứng kiến số ca mắc và tử vong tăng vọt.

Saurabh, kỹ sư 30 tuổi là niềm vui và tự hào của gia đình. Cha anh có một cửa hàng buôn bán nhỏ và đã tiết kiệm để con trai được học hành đầy đủ.

"Chúng tôi gần như đã đến mọi bệnh viện ở Gorakhpur. Các bệnh viện lớn thì kín chỗ. Phần còn lại nói rằng, nếu chúng tôi có thể tự thu xếp oxy, họ sẽ tiếp nhận điều trị", Aditya kể.

Thông qua WhatsApp, gia đình đã mua được một bình oxy nhưng vẫn cần thiết bị chiết xuất để vận hành nó. Đến tận hôm 25/4, thiết bị vẫn trong tình trạng cháy hàng, nhưng nhà cung cấp bảo đảm sẽ thu xếp cho họ một chiếc.

Tuy nhiên, rốt cuộc, thiết bị ấy chưa bao giờ đến tay họ và Saurabh chưa từng được nhập viện. Đến ngày 25/5, chàng kỹ sư trẻ tuổi ra đi mãi mãi vì không thể chờ đợi thêm, khiến gia đình đau đớn khôn nguôi.

Tuấn Anh

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ

Bức ảnh lột tả thảm cảnh gây sốc vì Covid-19 ở Ấn Độ

Bức ảnh chụp người mẹ ngồi bất động cạnh xác con trai vừa tử vong vì Covid-19 trên xe kéo điện, ở giữa con phố đông đúc tại thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ đã gây chấn động dư luận.

标签:

责任编辑:World Cup