Thời gian qua,âydựngvănhóahọcđườnggắnvớitrườnghọchạnhphúsapporo đấu với kyoto văn hóa học đường ở nhiều nơi có biểu hiện xuống cấp. Nhiều trường học chưa chú trọng, quan tâm đúng mức đến xây dựng văn hóa học đường cho học sinh, dẫn đến còn một bộ phận không nhỏ học sinh lệch chuẩn trong cử chỉ, lời nói, hành vi ứng xử.
Đó còn là bạo lực học đường, lối sống thờ ơ vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, lớp học…
Sự gia tăng các hành vi phản văn hóa ở các cơ sở giáo dục đòi hỏi phải không ngừng xây dựng, bồi đắp, nâng cao văn hóa học đường, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) được biết đến là một trong những điểm sáng về xây dựng văn hóa học đường.
Theo đó, nhằm tuyên truyền, định hướng tích cực trong việc xây dựng mối quan hệ ứng xử học đường, Trường Tiểu học Vĩnh Tuy đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề “Xây dựng Văn hóa ứng xử gắn với văn hóa học đường vì một Trường học hạnh phúc”.
Đến Trường Tiểu học Vĩnh Tuy nhiều người không khỏi ấn tượng với không gian sáng - xanh- sạch - đẹp, nền nếp sinh hoạt khoa học của học sinh và giáo viên nhà trường. Được biết, nhà trường đặc biệt quan tâm đến thực hiện văn hóa học đường từ những việc nhỏ nhất như dạy học sinh cách chào hỏi, giao tiếp hằng ngày, văn hóa xếp hàng vào lớp, văn hóa trong ăn uống.
Ngoài ra, nhà trường còn tích cực lồng ghép dạy văn hóa học đường trong chương trình giáo dục chính khóa; đổi mới sinh hoạt Đoàn, Đội, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh toàn trường trong các buổi chào cờ và sinh hoạt ngoại khóa.
Hằng năm tổ chức các chuyên đề, diễn đàn về xây dựng tình bạn đẹp nói không với bạo lực học đường...Từ các quy tắc ứng xử có văn hóa được thực hiện hằng ngày đã giúp nhà trường xây dựng được môi trường học đường thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết, thống nhất, tôn trọng lẫn nhau.
Xây dựng văn hóa học đường là một nội dung quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bởi vậy, không chỉ ở Trường Tiểu học Vĩnh Tuy mà ngành giáo dục Hà Nội cũng chú trọng xây dựng văn hóa học đường dựa trên giá trị cốt lõi của “Trường học hạnh phúc”. Mỗi trường học đều xây dựng những nội quy, mục tiêu cụ thể để hướng học sinh đến những điều tích cực.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giảng dạy, quan tâm đến việc giáo dục lý tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh trong nhà trường. Đồng thời, kết hợp giữa dạy chữ với dạy người.
Ngoài ra, nhà trường cũng triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường... Từ đó, đáp ứng yêu cầu của ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cô giáo Trịnh Mai Ly, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Tuy, nhận định: “Việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học là vô cùng cần thiết và cấp bách. Bên cạnh việc bản thân mình nỗ lực học tập, tu dưỡng để hình thành chuẩn mực người thầy với các tiêu chí phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, tôi luôn cố gắng lồng ghép nội dung văn hóa ứng xử sao cho gần gũi và làm nổi bật những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội, giúp học sinh dễ nhớ, dễ làm theo…”.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND triển khai Quyết định số 54/QĐ-BGDĐT của Bộ GD- về tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường của ngành Giáo dục trên địa bàn thành phố.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ, trong đó, tập trung xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa học đường. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư tạo điều kiện nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục, tạo sự lan tỏa với cộng đồng xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa các cơ sở giáo dục, tạo nên sự gắn kết hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh...
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nói trên, UBND thành phố Hà Nội đặc biệt lưu ý đến công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức trong toàn ngành về vị trí, vai trò của văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa học đường; tuyên truyền, giáo dục học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, tôn trọng ý kiến học sinh, sinh viên...
Kế hoạch cũng nêu giải pháp về việc rà soát điều chỉnh hoặc bãi bỏ các quy định, các loại chuẩn, tiêu chuẩn cứng nhắc, mang tính hình thức, không phát huy được tính sáng tạo, chủ động ở các cấp cơ sở giáo dục, không còn phù hợp với thực tiễn, dẫn tới bệnh thành tích trong giáo dục…